SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN

Cát sâm: Dược liệu quý của Việt Nam cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày

Cát sâm là một trong những dược liệu quý, đặc trưng tại Việt Nam. Với hương thơm thanh mát và tính dịu, cát sâm đã được sử dụng trong những bài thuốc của Đông y để giúp thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe và chữa các chứng ho do thay đổi thời tiết, đau đầu, bí tiểu,… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dược liệu này để sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Cây cát sâm là gì?

Cát sâm là một loại cây quen thuộc thường được thấy nhiều nhất ở các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Loại cây này được sử dụng nhiều trong cuộc sống và dùng được cho nhiều người chữa nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh ho, hô hấp, thanh nhiệt, giải độc,… Các thông tin liên quan về cây cát sâm:

  • Các tên gọi khác: Cây Sâm nam, Sơn liên mẫu, Ngưu đại lực hoặc Sâm chèo mèo, tùy từng vùng miền trồng sẽ có tên gọi khác nhau.
  • Tên khoa học/ tên tiếng Anh: Milletia speciora Champ.
  • Họ: Cánh Bướm.

Đặc điểm thực vật

Cây cát sâm là loại cây thân gỗ nhưng không quá lớn, chỉ cao từ 3 – 5m, một thân thẳng và vươn ra nhiều nhánh, cành khác. Lá cát sâm hình giống như lông chim, lá kép, phần cuống lá có lông phủ dầy. Cành của cát sâm khi mới mọc còn non sẽ có lông mềm bao phủ, càng lớn lên, lớp lông này sẽ rụng đi và chuyển thành màu nâu. Hoa của cát sâm màu trắng tinh như màu hoa bưởi nhưng to hơn mọc thành từng cụm dạng chủy. Quả của cây có hình dẹt cũng có một lớp lông mỏng phủ ở bên ngoài.

Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế

Bộ phận dùng và được xem là dược liệu, vị thuốc quý chính là rễ của cây cát sâm. Rễ củ cát sâm thu hoạch nhiều nhất vào mùa đông xuân. Người dân thu hoạch chỉ cần đào lên và lấy củ về rửa sạch, những củ to được bổ đôi, thái miếng, củ nhỏ để nguyên hoặc bổ đôi và đem phơi khô. Một cách bào chế khác là thái mỏng củ cát sâm để sống hoặc tẩm mật ong, nước gừng cho thấm đều và cho lên chảo nóng đảo cho khô. Lưu ý nên chọn thu hoạch những cây được trồng ít nhất từ 1 năm tuổi để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất tốt nhất.

Thành phần hóa học

Cát sâm chứa rất nhiều thành phần và dưỡng chất tốt cho sức khỏe như Ancaloit, Axit docosanoic, Etracosane, Maackiain, Pedunculoid, β-sitosterol, Axit hexacosanoic, Axit Rotundic,…

Phân bố chính

Cây cát sâm được tìm thấy nhiều nhất ở những tỉnh thành vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Tuy nhiên loại cây này thích nghi với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và khí hậu của nhiều nơi khác nhau. Chúng phân bố ở nhiều nơi ở nước ta.

Bảo quản

Cát sâm có thể dùng dưới dạng khô và cả tươi sống. Việc bảo quản đóng vai trò quan trọng. Người dùng nên để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, nhiệt độ ẩm thấp. Nên bào chế đến đâu và sử dụng đến đó, nếu không cứ để cả củ và cất ở nơi khô thoáng, dùng dần.

Tác dụng của cát sâm đối với sức khỏe

Cát sâm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà lại được nhiều người tin tưởng và sử dụng. Theo các tài liệu trong Đông y, cát sâm có vị ngọt thanh, tính bình, được đưa quy vào kinh Tỳ và Phế.

Tác dụng của cát sâm theo Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, cát sâm được chứng minh có tác dụng giúp trừ hư nhiệt, lợi tiểu, bổ trung ích khí, dưỡng tỳ vô cùng hiệu quả. Chủ trị chính của cát sâm là các chứng ho do bệnh lý, ho do thay đổi thời tiết, sốt về chiều và đêm, ăn kém, nhức đầu, chóng mặt, thiếu máu, suy nhược cơ thể, thanh nhiệt, mát gan, bổ thận,…

Tác dụng theo nghiên cứu Y học hiện đại

Cát sâm có thành phần hóa học dược tính có thể giảm hoạt động ALT và AST trong huyết thanh. Các chỉ số này thể hiện tình trạng men gan và chức năng gan hiện tại. Ngoài ra, củ cát sâm còn có hàm lượng dưỡng chất phù hợp để làm thành phần của các loại thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả cao.

Bài thuốc dùng cát sâm để chữa bệnh

Cát sâm là một vị thuốc quen thuộc trong những bài thuốc Đông y để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc được kê và ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống hiện nay:

  1. Bài thuốc giúp thanh nhiệt, mát cơ thể
  • Chuẩn bị khoảng 20 – 30g củ cát sâm, rửa sạch và cho vào ấm.
  • Đổ vào ấm thêm 1 lít nước và đun trên lửa vừa không quá lớn.
  • Khi còn khoảng 50% nước, dừng lại và chắt ra bình.
  • Uống liên tục trong 2 – 3 ngày để thấy hiệu quả tích cực.
  1. Bài thuốc chữa ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng
  • Chuẩn bị cát sâm, mạch môn, thiên môn, và vỏ rễ cây dâu. Mỗi loại hàm lượng từ 8 – 12g.
  • Rửa sạch và sắc trên lửa nhỏ.
  • Chia nước thành 3 lần để uống trong ngày.
  • Uống liên tục từ 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả nhất.
  1. Bài thuốc chữa cảm mạo, hạ sốt nhanh
  • Chuẩn bị cát sâm, cát căn, cam thảo 10g.
  • Rửa sạch và sắc trên lửa nhỏ.
  • Chia nước thành 3 lần để uống trong ngày.
  • Uống liên tục trong ngày sáng – chiều – tối để thấy những tác dụng tuyệt vời lên cơ thể.
  1. Bài thuốc lợi tiểu hiệu quả
  • Chuẩn bị khoảng 30g cát sâm, thái thành từng lát mỏng.
  • Ngâm trong nước gừng tươi nguyên chất khoảng 15 – 30 phút.
  • Cho cát sâm vào ấm sắc và uống trong ngày.
  • Kiên trì uống từ 2 – 3 ngày liên tục để thấy hiệu quả.
  1. Bài thuốc chữa kém ăn cho trẻ nhỏ
  • Dùng cát sâm thái thành từng lát mỏng, ngâm trong nước gừng tươi nguyên chất.
  • Cho cát sâm vào chảo và đảo đều, sao vàng hạ thổ.
  • Cho cát sâm đã sao vàng trong ấm cùng nước và uống trong ngày.
  • Dùng liên tục trong 2 tuần để thấy hiệu quả.
  1. Bài thuốc chữa cảm nắng
  • Chuẩn bị cát sâm, cây chó đẻ, nhân trần, cây cam thảo và hạn dành dành. Khoảng 10 – 15g của mỗi loại.
  • Rửa sạch các nguyên liệu và sắc trên lửa nhỏ.
  • Uống sau 1 – 2 giờ để thuyên giảm tình trạng cảm nắng.
  1. Bài thuốc chữa thủy đậu
  • Chuẩn bị vỏ hạt đỗ xanh, sinh địa, hạt đỗ đen, hoàng tinh, mạch môn, cam thảo dây, lá dâu, đậu ván trắng và cát sâm.
  • Rửa sạch tất cả các thảo dược và sắc chúng trên lửa nhỏ.
  • Uống liên tục đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
  1. Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể
  • Chuẩn bị lá đinh lăng, cát sâm và sinh địa.
  • Sắc các dược liệu trên lửa nhỏ.
  • Uống khoảng 50ml mỗi lần, chia đều trong ngày.
  1. Bài thuốc chữa viêm gan truyền nhiễm
  • Chuẩn bị cát sâm, cây chó đẻ, nhân trần, cây cam thảo và hạn dành dành. Khoảng 10 – 15g của mỗi loại.
  • Rửa sạch các nguyên liệu và sắc trên lửa nhỏ.
  • Uống trong thời gian dài từ 3 – 6 tháng.

Hướng dẫn cách ngâm rượu cây cát sâm đúng chuẩn nhất

Cát sâm cũng có thể được ngâm trong rượu uống. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần chọn nguyên liệu tươi mới và thực hiện như sau:

Cách ngâm rượu cát sâm tươi

  • Rửa sạch cát sâm và ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 – 60 phút.
  • Rửa lại bằng rượu trắng.
  • Xếp củ cát sâm vào bình thủy tinh đã được khử trùng, đổ rượu trắng vào theo tỷ lệ 1kg củ sâm nam thì cho 5 lít rượu trắng.
  • Đậy kín và ủ trong 3 – 6 tháng.
  • Lấy ra dùng trong bữa ăn, mỗi lần dùng khoảng 20ml.

Ngâm rượu cát sâm dạng khô

  • Chọn củ cát sâm tươi mới, rửa sạch và để ráo.
  • Thái lát dày khoảng 2cm, phơi khô trong 5 – 6 ngày.
  • Sao vàng hạ thổ.
  • Đổ rượu trắng vào bình theo tỷ lệ 1kg cát sâm thì đổ 12 lít rượu trắng.
  • Đậy kín và ủ trong 3 – 6 tháng.
  • Sử dụng tương tự ngâm rượu cát sâm tươi.

Lưu ý khi sử dụng cát sâm để chữa bệnh

  • Cát sâm tốt nhưng không nên lạm dụng. Dùng một lượng vừa đủ khoảng 30g/ngày.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, mang thai và những người có bệnh lý nền không nên tự ý sử dụng. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Không sử dụng cát sâm chung với thuốc Tây để tránh tác dụng phụ.
  • Cần có chế độ ăn uống khoa học và lối sống điều độ.
  • Hạn chế bỏ liều và tuân thủ đúng cách sử dụng.
  • Chọn địa điểm mua uy tín và chất lượng.

Cát sâm giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín, chất lượng

Giá củ cát sâm hiện nay khoảng 300.000 – 400.000 VNĐ/1kg. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng tăng cao, thị trường xuất hiện nhiều địa chỉ cung cấp không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, nên chọn địa chỉ mua cát sâm uy tín để đảm bảo chất lượng dược liệu.

Cát sâm là một dược liệu quý, được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau và chữa được nhiều chứng bệnh thường gặp. Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cát sâm và biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.