Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn

Thumbnail

Bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và muốn nắm vững kiến thức môn Ngữ Văn? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đề thi thử môn Ngữ Văn, giúp bạn ôn tập và nâng cao kỹ năng để đạt kết quả tốt trong kỳ thi tuyển sinh.

Đề bài thi thử

Câu 1: (3đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
“Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.”

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

b. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm)

c. Đoạn văn đã dùng phép liên kết nội dung và hình thức nào? (1,5 điểm)

d. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong ba câu văn in đậm. Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó?

e. Đoạn trích miêu tả suy nghĩ của nhân vật Phương Định trong hoàn cảnh nào? Điều gì có thể khiến cô “đàng hoàng bước tới” trong hoàn cảnh đó?

Câu 2: (2đ) : Bài thơ Bếp lửa chứa đựng 1 ý nghĩa triết lí thầm kín mà sâu sắc:Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và nâng đỡ tâm hồn con người trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng 1 đoạn khoảng 15 câu?

Câu 3: (5điểm): Phân tích các nhân vật Thao, Nho trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, nhà xất bản giáo dục – 2008)


Đáp án thi thử

Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới:

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản: “Những ngôi sao xa xôi”. Tác giả là Lê Minh Khuê.

b. Nội dung chính của đoạn văn: Khắc họa công việc phá bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong, qua đó cho thấy sự ác liệt của chiến trường và tinh thần dũng cảm của các cô gái.

c. Đoạn văn đã dùng phép liên kết:

  • Nội dung: Kể lại một lần phá bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong, qua đó cho thấy sự ác liệt của chiến trường và tinh thần dũng cảm của các cô gái..
  • Hình thức: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng.
  • Phép lặp: “Tôi” “một quả bom” “một quả” “quả bom”, “Các anh ấy”, “đi khom”
  • Phép thế: “Các anh ấy”, “các chiến sĩ” thay cho “các anh cao xạ”
    “Chúng tôi” thay thế cho “Tôi” “Nho” và “Chị Thao”
  • Phép liên tưởng: “ống nhòm” “ánh mắt”

d. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc
-> T/d: Nhấn mạnh hiện thực dữ dội và khốc liệt của chiến trường Trường Sơn và nhiệm vụ nguy hiểm của tổ trinh sát mặt đường. Từ đó thể hiện thái độ bình tĩnh, chủ động và lòng dũng cảm của các nữ chiến sỹ thanh niên xung phong.

e. Đoạn trích đã diễn tả suy nghĩ của nhân vật Phương Định trong hoàn cảnh đang tập trung làm nhiệm vụ phá bom trên đồi.
Điều khiến cô có thể đàng hoàng mà bước tới đó là lòng tự trọng, dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được trỗi dậy khi cô cảm nhận được các anh cảnh sát đang dõi theo trông chờ mình hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 2: (2đ) : Bài thơ Bếp lửa chứa đựng 1 ý nghĩa triết lí thầm kín mà sâu sắc:Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và nâng đỡ tâm hồn con người trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng 1 đoạn khoảng 15 câu?

Câu 3: (5điểm): Phân tích các nhân vật Thao, Nho trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, nhà xất bản giáo dục – 2008)

Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để có kết quả chính xác, bạn nên tham khảo sách giáo trình và tài liệu ôn thi tuyển sinh chính thức của trường. Chúc bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10!