Có nên học Y học cổ truyền? Y học cổ truyền có dễ xin việc không?

Bên cạnh ngành Y Dược hiện đại, ngành Y học cổ truyền đang thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh hiện nay. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu: Có nên học Y học cổ truyền? Y học cổ truyền có dễ xin việc không? Hãy tham khảo thông tin dưới đây.

1. Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền (hay còn được gọi là Đông y) là thuật ngữ dùng để ám chỉ nền y học có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam cổ đại, khác biệt với Tây y (y học hiện đại từ phương Tây). Lý thuyết Đông y dựa trên triết học cổ truyền Trung Hoa: Âm Dương, Ngũ Hành. Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm khôi phục trạng thái cân bằng của các yếu tố này, trong khi Tây y dựa trên kiến thức về giải phẫu, sinh lý, vi sinh…

Đơn giản, Y học cổ truyền là y học dựa trên nguyên tắc Âm Dương – Ngũ Hành, và điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền có nghĩa là điều chỉnh để cân bằng Âm Dương – Ngũ Hành, từ đó tạo ra sự khỏe mạnh cho cơ thể.

2. Có nên học Y học cổ truyền không?

Theo chia sẻ của Bộ phận tư vấn tuyển sinh, nhiều thí sinh đặt câu hỏi: Có nên học Y học cổ truyền không?

Thực tế, để đưa ra quyết định này, bạn cần xem xét nhiều yếu tố như chương trình đào tạo, cơ hội việc làm, những khó khăn và thuận lợi của ngành, và những phẩm chất phù hợp với ngành nghề… Hãy cùng tìm hiểu từng vấn đề trong phần dưới đây.

Y học cổ truyền học những gì?

Trong quá trình đào tạo, sinh viên ngành Y học cổ truyền được học về: Dược học cổ truyền (Thực vật dược, Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu, Các phương pháp bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền); Dưỡng sinh (Phương pháp xoa bóp, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…).

Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo về việc sử dụng các phương pháp chữa bệnh bằng YHCT như thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…

Một số khó khăn khi học ngành Y học cổ truyền

Có khó khăn cũng như thuận lợi trong bất kỳ ngành nghề nào. Ngành Y học cổ truyền cũng không ngoại lệ.

Thuận lợi là ngành này có tiềm năng lớn. Dự đoán trong thế kỷ XXI, sẽ là thời kỳ của thuốc dược từ thảo dược. Tuổi thọ trung bình tăng, dân số già hóa cùng với đó là gia tăng các bệnh mãn tính. Phương pháp chữa bệnh chủ yếu là sử dụng thảo dược của y học cổ truyền phù hợp với đối tượng này. Do đó, những sinh viên có nhiệt huyết và năng khiếu sẽ có điều kiện phát huy khả năng và tiến xa hơn so với các sinh viên học ngành khác.

Tuy nhiên, tài liệu học về Y học cổ truyền ở Việt Nam còn hạn chế. Đặc biệt là tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, sinh viên sẽ gặp khó khăn về kiến thức nếu không biết tiếng Trung và tiếng Anh. Hầu hết các quy trình chẩn đoán và điều trị bằng YHCT đều sử dụng thuật ngữ Hán – Việt.

Vì vậy, người học cần có quyết tâm và sự nhiệt huyết. Ngành Y học cổ truyền cung cấp nhiều cơ hội thăng tiến nếu bạn yêu nghề và sẵn lòng phát triển.

Y học cổ truyền có dễ xin việc không?

Theo các chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, ngành y học cổ truyền hiện thiếu nghiêm trọng nhân lực. Do đó, nhiều trường đang đào tạo thêm ngành Y học cổ truyền để thúc đẩy sự phát triển của ngành và đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Y học cổ truyền có thể làm việc tại các bệnh viện Y học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền tại các bệnh viện đa khoa, tỉnh, huyện hoặc các cơ sở y tế.

Sinh viên của ngành cũng được trang bị nhiều kỹ năng chăm sóc và điều trị như khám chữa bệnh, kê đơn, bốc thuốc, điện châm, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… Từ đó, có thể mở phòng khám và điều trị bệnh tại nhà. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể tham gia công tác phòng bệnh, tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền, tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực Y học cổ truyền.

Gần đây, việc khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền ngày càng phổ biến. Đây là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên, số lượng bác sĩ Y học cổ truyền tại các bệnh viện và cơ sở y tế vẫn còn hạn chế.

Ngoài ra, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cũng ngày càng tăng cao. Theo nhận định của các chuyên gia công nghệ y tế, cơ hội việc làm trong lĩnh vực Y học cổ truyền tương đương với các ngành y học hiện đại khác. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Y học cổ truyền, sinh viên có nhiều cơ hội tìm được công việc phù hợp.

Với những chia sẻ trên, hi vọng bài viết đã mang lại cho bạn thông tin hữu ích để tìm hiểu về ngành Y học cổ truyền và đưa ra lựa chọn phù hợp.