Bị vết thương nên và không nên uống gì để mau khỏi?

nuoc ep trai cay

Trong quá trình chăm sóc vết thương, việc ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số loại nước uống nên và không nên dùng khi có vết thương trên cơ thể.

Nước uống có ảnh hưởng đến vết thương?

Các loại nước uống ảnh hưởng đáng kể đến quá trình chữa lành vết thương theo hai chiều hướng – tích cực và tiêu cực.

Lựa chọn tốt ảnh hưởng tích cực

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng, từ tăng cường trí não đến giảm nguy cơ suy tim mạch. Nước giúp quá trình mang oxy và chất dinh dưỡng đến vết thương nhanh chóng hơn, duy trì độ ẩm thích hợp và thúc đẩy quá trình tái tạo mô giúp vết thương nhanh lành.

Ngoài ra, nước ép hoa quả giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu có tác dụng rất tốt với vết thương. Đặc biệt, nước chứa vitamin C giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Nước ép trái cây giàu vitamin giúp vết thương nhanh lành

Lựa chọn không tốt ảnh hưởng tiêu cực

Khi bị thương, một số loại nước uống có thể ảnh hưởng không tốt đến sự lành lại của vết thương. Các đồ uống có cồn và chứa chất kích thích khác có thể làm chậm quá trình hồi phục. Đối với vết thương hở đang dùng kháng sinh, một số đồ uống có thể gây tương tác dẫn đến giảm tác dụng của thuốc hoặc tăng độc tính trên cơ thể người.

Ví dụ, đa phần các kháng sinh thường bị sữa làm giảm hấp thu như Penicilin V, erythromycin,… Đặc biệt, khi uống rượu kèm thuốc chống viêm nhóm NSAID có thể gây tăng khả năng bị viêm loét, chảy máu đường tiêu hóa; uống cùng paracetamol làm tăng nguy cơ viêm gan.

Không nên uống gì để vết thương mau lành?

Rượu

Một vết thương nhỏ chỉ mất một hoặc hai tuần để hồi phục, nhưng có thể mất 4 – 5 tuần nếu sử dụng rượu. Rượu làm tăng chảy máu và sưng tấy mô xung quanh khu vực bị thương, kéo dài thời gian lành lại.

Rượu làm loãng máu, khiến máu chảy nhanh hơn đến vị trí bị thương, làm tăng sưng tấy. Lượng độc tố cũng tăng ở xung quanh vị trí bị thương, làm chậm quá trình chữa lành và tạo sẹo.

Nói “không” với rượu nếu bạn đang có vết thương trên cơ thể

Bia

Bia là đồ uống có cồn được dùng phổ biến, nhưng khi có vết thương, cần tránh uống bia. Bia làm giảm số lượng tế bào miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Khi dùng thuốc điều trị vết thương, uống cùng bia có thể giảm tác dụng của thuốc hoặc tăng độc tính của thuốc.

Cà phê

Cafein có thể giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, đối với vết thương hở, cafein có ảnh hưởng không tốt đến việc chữa lành vết thương. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này, từ lượng đường trong cơ thể đến vi khuẩn có hại có thể gây nhiễm trùng vết thương.

Cafein hạn chế sự tăng sinh tế bào sừng và làm chậm sự di chuyển của tế bào trên bề mặt vết thương, gây trở ngại cho quá trình chữa lành.

Các loại nước ngọt có gas

Uống nhiều nước ngọt có gas đồng nghĩa với việc cơ thể tiếp nhận lượng đường đáng kể. Điều này làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Một số loại nước có gas có thể phá hủy thuốc và gây tác dụng không mong muốn khi dùng cùng thuốc.

Các loại nước nên uống tốt cho người bị thương

Nước lọc

Uống đủ nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khi có vết thương. Nước đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và giúp quá trình lưu thông máu đến vị trí bị thương.

Nên uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày

Nước ép cam, chanh

Nước ép các loại trái cây họ cam quýt giàu vitamin C giúp tăng cường miễn dịch và chống vi khuẩn. Các thành phần này có tác dụng tái tạo da tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.

Nước nha đam

Nước nha đam có tác dụng chữa lành vết thương hiệu quả. Nha đam giúp cung cấp độ ẩm, làm dịu và tăng tốc quá trình lành vết thương. Nước nha đam còn có khả năng kháng viêm và sát trùng tự nhiên.

Nước ép cà chua

Cà chua giàu vitamin và khoáng chất giúp tái tạo máu, hình thành mô mới và làm lành vết thương. Cà chua còn chứa các chất chống viêm và ngăn ngừa vi khuẩn, giúp lành vết thương nhanh chóng và ngăn ngừa sẹo.

Nước mật ong

Mật ong có tác dụng kháng viêm, làm lành vết thương nhanh chóng và giảm đau. Mật ong cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện tình trạng lở loét.

Nước dừa

Nước dừa giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường miễn dịch và kháng vi khuẩn. Nước dừa cũng có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm và mưng mủ.

Sữa

Sữa là một loại thức uống giàu dưỡng chất và vitamin, giúp tái tạo máu và lành vết thương. Tuy nhiên, cần xem xét khi dùng cùng thuốc kháng sinh.

Kết hợp chăm sóc vết thương nhanh lành với bộ đôi Nacurgo

Ngoài việc ăn uống đúng cách, việc chăm sóc vết thương bên ngoài cũng rất quan trọng để vết thương nhanh lành. Bộ đôi sản phẩm Nacurgo cung cấp giải pháp chăm sóc vết thương hiệu quả.

Bước 1: Vệ sinh vết thương hàng ngày bằng dung dịch Nacurgo (chai xanh) để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

Bước 2: Bảo vệ và phục hồi vết thương bằng màng sinh học Nacurgo (chai vàng) để bảo vệ và tái tạo da tổn thương.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại nước uống nên và không nên sử dụng khi có vết thương. Nếu cần tư vấn thêm về bộ đôi sản phẩm Nacurgo, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1800.6626 hoặc Zalo 0862.241.650 để được tư vấn từ các chuyên gia!