Trò chơi: Đoán tên bạn hát

– Nhờ có cái gì mà các con có thể thở được.

TRÒ CHƠI: ĐOÁN TÊN BẠN HÁT

Trò chơi là một phương pháp giáo dục thú vị và hữu ích để trẻ phát triển kỹ năng ca hát, rèn luyện tư duy năng khiếu âm nhạc, và thể hiện tình yêu với âm nhạc. Trong trò chơi “Đoán tên bạn hát”, trẻ sẽ được thưởng thức và tham gia vào việc đoán tên bài hát và tác giả.

I. Mục đích yêu cầu

  1. Kiến thức
  • Trẻ nhớ tên hát bài, tên tác giả, thuộc lời và hát đúng nhạc bài hát.
  • Phát triển tư duy năng khiếu âm cho trẻ.
  • Chú ý lắng nghe cô hát bài: “Năm ngón tay ngoan”.
  • Biết chơi trò chơi hứng thú.
  1. Kỹ năng
  • Rèn cho trẻ kỹ năng ca hát.
  • Phát triển ngôn ngữ và khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
  1. Thái độ
  • Trẻ biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể.
  • Yêu thích âm nhạc.

II. Chuẩn bị

  • Trang phục trẻ gọn gàng.
  • Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách, mũ chóp.
  • Nhạc, video bài hát: “Năm ngón tay ngoan”, “Nắm tay thân thiết”.

III. Tổ chức hoạt động

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú, giới thiệu bài

  • Cô cho trẻ giới thiệu về bản thân trẻ, cho một số trẻ lên giới thiệu tên mình.
  • Cô chốt lại cùng trẻ về các bộ phận trên cơ thể và quy tắc giữ gìn vệ sinh.
  • Cô giới thiệu bài hát “Nắm tay thân thiết” nhạc Hàn Quốc.

2. Hoạt động 2: Dạy hát “Nắm tay thân thiết”

  • Cô hát cho trẻ nghe 2 lần vừa hát vừa minh họa động tác.
  • Hỏi lại tên bài hát.
  • Cho cả lớp hát 2-3 lần và sửa sai cho trẻ hát đúng nhịp điệu bài hát.
  • Tổ hát: 3 tổ.
  • Nhóm hát: 3 nhóm.
  • Cá nhân: 3 trẻ hát.
  • Cô động viên khuyến khích, sửa sai và hỏi lại tên bài, tác giả.

3. Hoạt động 3: Nghe hát “Năm ngón tay ngoan”

  • Cô sẽ hát tặng cho các con bài “Năm ngón tay ngoan” của Bùi Đình Thảo.
  • Cô hát 3 lần.
  • Lần 1: Cô nói lại tên bài và tác giả.
  • Lần 2: Cô cho trẻ xem video, trẻ hưởng ứng cùng.
  • Hỏi lại tên bài và tác giả.

4. Hoạt động 4: Trò chơi: Đoán tên bạn hát

  • Cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi: Đoán tên bạn hát.
  • Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.
  • Cho trẻ chơi 3-4 lần.
  • Cô quan sát bao quát, sửa sai cho trẻ và động viên trẻ kịp thời.
  • Hỏi tên trò chơi.

Kết thúc

  • Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.

Cây Đào