Mâm Cúng Đầy Cữ: Nguồn Gốc, Ý Nghĩa và Lễ Vật

Giới Thiệu Mâm Cúng Đầy Cữ

Bạn đã từng nghe về mâm cúng đầy cữ nhưng chưa rõ nguồn gốc và ý nghĩa của nó? Hãy cùng tìm hiểu về lễ cúng đầy cữ cho trẻ và các lễ vật cần có để thực hiện buổi lễ cúng theo phong tục Việt Nam.

Mâm cúng đầy cữ là một phong tục của dân tộc ta để bày tỏ lòng biết ơn đến các bà Mụ đã tạo ra hình hài của đứa trẻ. Lễ cúng này được thực hiện sau khi bé sinh được vài ngày và cần có mâm cúng cũng như bài văn khấn riêng. Hãy cùng xem quá trình chuẩn bị và thực hiện buổi cúng đầy cữ diễn ra như thế nào bạn nhé.

Nguồn Gốc Của Việc Ra Đời Lễ Cúng Mụ

Theo cuốn sách Bắc Bộ Lục, có đề cập đến câu chuyện của sự ra đời các ngày dành riêng cho trẻ. Một nhà giàu ở Tục Lĩnh Nam khi sinh con được 3 ngày hay tròn 1 tháng thì sẽ tiến hành tắm cho con và làm bữa tiệc “đoàn du phạn” (cơm tròn trặn trơn tru).
“Còn “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quý Đôn cũng có nói đến phong tục nước ta, đẻ con được ba ngày sẽ làm một mâm cơm để cúng Mụ. Rồi đến hôm đầy tháng, đầy năm cũng làm thêm cỗ để dâng lên gia tiên và bày tiệc ăn mừng. Những người bà con, họ hàng quây quần lại, cùng nhau ngồi ăn uống và tổ chức các hoạt động như làm thơ, câu đối. Và tặng các món quà ý nghĩa tượng trưng cho sự chúc phúc và mong muốn trẻ luôn bình an, hạnh phúc.”

Theo Wikipedia, tục cúng 12 bà Mụ xuất xứ từ Trung Hoa. Tục lệ này đã có từ rất lâu và được giải nghĩa theo tác phẩm kinh điển phong thần diễn nghĩa. Theo truyền thuyết kể lại, Khương Tử Nha phụng chỉ Ngọc Đế đã phong nắm giữ hỗn nguyên kim đẩu cho ba vị tiên đảo và Bích Tiêu, Vân Tiêu và Quỳnh Tiêu.
Linh hồn muốn chuyển kiếp đều phải từ cái kim đẩu này mà ra. Và 3 vị thần tiên này được gọi chung là Tam Cô hoặc Chú Sinh Nương Nương. Họ còn có thêm 12 bà chị với các tư thế khác nhau, tạo ra nhiều hình tượng như cho con bú, bồng con, chăm sóc con,…

Ý Nghĩa Của Việc Cúng 12 Bà Mụ

Dựa vào các quan niệm thời ông bà xa xưa, đứa trẻ được sinh ra do bà Tiên chúa (tức bà chúa đầu thai và 12 bộ Tiên Nương. Mỗi bà sẽ nặn ra một bộ phận của đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân,… Khi đứa trẻ chào đời khỏe mạnh, đó là niềm hạnh phúc to lớn cho cả gia đình.
Tuy nhiên, kèm theo đó là nỗi lo lắng về sức khỏe và cả tương lai của bé nữa. Vì thế, việc cúng bà Mụ đầy cữ như lời gửi gắm để các bà Mụ luôn che chở và bảo vệ con cháu của họ. Cũng như gửi lời cảm ơn vì các bà tiên đã đưa một thành viên mới đến với gia đình của họ.
Mỗi một bà Mụ được biết đến với những ý nghĩa khác nhau như:

  • Bà Mụ Trần Tứ Nương hay còn gọi là chú sinh – Trông coi việc sanh đẻ.
  • Bà Mụ Lâm Cửu Nương trông coi việc thủ thai.
  • Bà Mụ Hứa Đại Nương coi việc hộ sản.
  • Bà Mụ Lâm Nhất Nương trông coi việc an thai.
  • Mụ bà Cao Tứ Nướng trông coi việc ở cữ.
  • Bà Mụ Lý Đại Nương coi việc chuyển sinh.
  • Bà Mã Ngũ Nương làm việc ẵm bồng trẻ.
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương cai quản việc nghén thai.
  • Bà Trúc Ngũ Nương trông giữ trẻ .
  • Bà Lưu Thất Nương chuyên việc nặn hình hài trẻ nhỏ.
  • Bà Mụ Nguyễn Tam Nương chứng kiến và giám sát sinh đẻ.

Ngoài 12 bà Mụ, dân gian còn tương truyền thêm 3 Đức ông, gồm Tiên sư, Thánh sư và Tổ sư. Đây là những người truyền dạy nghề nghiệp cho đứa trẻ trong tương lai chứ không phải 13 đức thầy.

Các Lễ Vật Cúng Đầy Cữ

Mâm cúng cho bé gái và bé trai có sự khác biệt trong khâu chuẩn bị. Vì thế, các gia đình phải tham khảo kỹ để không cúng nhầm. Dưới đây là lễ vật cúng đầy cữ cho bé gái và bé trai:

1. Lễ vật cúng đầy cữ cho bé gái

  • Hoa tươi, mâm ngũ quả.
  • Gà luộc chéo cánh, có thêm rau gói và cháo gà.
  • Trứng gà luộc 9 quả, tôm luộc 9 con.
  • Trà, rượu, nước.
  • Trầu têm cánh phượng, cau.
  • Gạo, muối, nhang, nến, đèn cầy.
  • Giấy tiền vàng mã.

2. Mâm cúng đầy cữ dành cho bé trai

  • Trái cây ngũ quả, hoa tươi, nến tealight.
  • Gà luộc chéo cánh, gạo, muối.
  • Trà, nước, rượu.
  • 7 phần chè đậu trắng, 7 quả trứng luộc.
  • 7 phần xôi gấc, 7 phần tôm luộc.
  • 7 phần trầu cau cùng đồ dùng như chén, đũa, mỗi thứ 7 cái.

Sau khi đã chuẩn bị xong lễ vật, gia chủ bày biện mâm cỗ trước bàn thờ lớn trong nhà. Lễ vật phải xếp cân đối, đẹp mắt để tăng thêm sự may mắn và chân thành trong lúc cúng bái. Đồ cúng phải sạch sẽ, tươm tất, trái cây không được bầm dập. Mọi thứ phải toát lên được lòng thành kính của người cúng đến bà Mụ, thần linh.

Đặt Mâm Cúng Đầy Cữ Chuyên Nghiệp

Việc chuẩn bị lễ vật và tổ chức buổi cúng đầy cữ có thể gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian cho gia đình. Vì vậy, nhiều người đã lựa chọn sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng đầy cữ để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và sự trang trọng của ngày lễ này.

Đồ Cúng Việt Nam, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất. Bạn chỉ cần liên hệ và yêu cầu đặt trước 2-3 ngày, đơn vị sẽ giao đến tận nơi, cam kết về thời gian và chất lượng, độ an toàn thực phẩm. Bạn sẽ được tư vấn nhiệt tình để chọn gói đồ cúng phù hợp với nhu cầu của mình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Việc tổ chức buổi cúng đầy cữ cho bé trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn với sự hỗ trợ từ Đồ Cúng Việt Nam. Hãy để đội ngũ chuyên nghiệp và tận tâm của chúng tôi giúp bạn có một buổi lễ trọn vẹn và ý nghĩa nhất cho con yêu của bạn.