Chăm sóc sức khỏe dạ dày cùng phương pháp thực dưỡng

CHĂM SÓC SỨC KHỎE DẠ DÀY CÙNG PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG

Nhiều nghiên cứu khoa học đã nhận định, bệnh dạ dày thường phát sinh do ăn uống quá nhiều, ăn uống không điều độ. Vì vậy, chữa đau dạ dày bằng gạo lứt áp dụng theo phương pháp thực dưỡng rất phù hợp với người bệnh.

Dạ dày là bệnh phổ biến tại Việt Nam

Dạ dày là bệnh đường tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam mà rất nhiều người mắc phải. Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, nước ta có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày.

Thực dưỡng cho người đau dạ dày

Chăm sóc sức khỏe dạ dày theo thực dưỡng giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa tốt hơn. “Bệnh từ miệng mà vào”, chính vì vậy chế độ và thói quen ăn uống là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh tiêu hóa dạ dày. Việc điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày bằng các loại thuốc tây có thể chỉ giảm triệu chứng của bệnh chứ không chữa dứt điểm. Đặc biệt nếu không có chế độ ăn uống hợp lý thì bệnh dễ tái phát, hơn nữa việc sử dụng lâu dài thuốc còn gây nhiều tác dụng phụ không tốt.

Thực dưỡng giúp chữa trị đau dạ dày

Theo chỉ dẫn của các chuyên gia, người bệnh ăn gạo lứt giống như ăn các loại gạo thông thường trong vòng một tháng, sau đó nới rộng cách ăn của người bệnh theo hướng thực dưỡng.

Thực dưỡng chia nguồn thực phẩm người bệnh dạ dày dùng theo hai loại:

  • Thực phẩm mang tính âm: Rượu, bia, thuốc lá, các loại dược phẩm, hóa chất, cà phê, nước ngọt, đường, bánh kẹo.
  • Thực phẩm mang tính dương: Thịt, cá, trứng, sữa, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ.

Mỗi loại bệnh đau dạ dày sẽ có chế độ dinh dưỡng tương ứng. Theo đó, chế độ thực dưỡng dành cho người bệnh đau dạ dày thực hiện như sau:

  • Bệnh dạ dày loại dương: Gồm thức ăn chính là cơm gạo lứt nhão cùng một chút muối vừng và đỗ đỏ. Nếu chán ăn cơm gạo lứt có thể dùng kèm gạo lứt rang. Bữa ăn có thể kết hợp với các thức ăn phụ như: Tekka miso, món nitsuke ngưu bàng, cà rốt, tương, cải dầm cám, củ cải daikon (củ cải trắng)…
  • Bệnh dạ dày loại âm: Gồm các thức ăn chính là cơm gạo lứt nắm cùng đỗ đỏ với muối vừng. Ăn kết hợp với các thức ăn phụ gồm: Tekka và miso, rong Phổ Tai và tương, miso dầu mè, món nitsuke ngưu bàng cùng cà rốt, cải dầm miso…

Phải ăn bột sắn dây chín, tinh bột nghệ với mật ong, uống bột dentie, Natto, mơ muối, dầu dừa, lá cây con khỉ… Chú ý tránh các thực phẩm âm và acid: Cà, măng, giá đỗ, hoa quả, nước ngọt, bia rượu, nước lạnh, thịt động vật, sữa động vật, sữa chua, sữa đậu nành…

Những lưu ý trong ăn uống theo thực dưỡng đối với người bị dạ dày:

  • Ăn khoảng 70-80% bao tử thì dừng không nên ăn nữa. Vì do cơ chế của bao tử mặc dù đã đầy nhưng 8 phút nó mới báo no. Do đó trước 8 phút mặc dù đã đầy nhưng bao tử vẫn chưa báo no nên lúc này mặc dù còn thèm ăn nên dừng lại là hợp lý. Nếu dừng lại sau 8 phút vẫn còn đói thì chúng ta có thể ăn thêm một ít.
  • Tránh uống nhiều nước đặc biệt là nước sinh tố, nước ngọt có gas uống khi thấy khát và uống từng ngụm vừa đủ.
  • Ăn thêm 1 trái mơ muối lâu năm nếu cảm thấy khó tiêu hay lỡ uống nhiều nước. Mơ muối sẽ hỗ trợ rất tốt tiêu hóa và đường ruột.
  • Uống trà tiêu thực gồm: Trà bancha + tương tamari + Mơ muối + Gừng cũng rất tốt để tránh tình trạng lình xình, đầy hơi, ăn không tiêu.

Bên cạnh đó, người đau dạ dày có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực dưỡng có chứa Nano Curcumin – một hợp chất có tác dụng kháng viêm, điều trị dạ dày hiệu quả.

Nano Curcumin trong Thực dưỡng Fucoidan

Nano Curcumin trong Thực dưỡng Fucoidan sử dụng phù hợp cho người dạ dày

Một trong những sản phẩm thực dưỡng phù hợp cho người dạ dày đó chính là Thực dưỡng Fucoidan. Với hàm lượng 1000mg Nano Curcumin có trong Thực dưỡng Fucoidan, đây là hàm lượng cao so với các sản phẩm có chứa Nano Curcumin khác, làm tăng khả năng kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên.

Mỗi ngày người bị dạ dày có thể sử dụng 2-3 ly Thực dưỡng Fucoidan cùng với 200ml nước ấm 70 độ, sử dụng vào các bữa phụ hoặc thay thế bữa sáng nếu bận.