Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa: Ăn ngon và đủ chất cần thiết

Thumbnail

Xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa sao cho ngon miệng, đầy đủ dưỡng chất là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Vì các bộ phận quan trọng của thai nhi sẽ tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong tam cá nguyệt thứ hai. Bên cạnh đó, chứng ốm nghén của mẹ bầu cũng giảm đi đáng kể nên việc ăn uống cũng diễn ra thuận lợi hơn, làm gia tăng cảm giác thèm ăn. Hãy cùng tìm hiểu về những thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa dồi dào chất dinh dưỡng, an toàn, lành mạnh ngay trong bài viết này.

Vì sao nên xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa?

Mẹ bầu cần xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa vì:

  • Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa phải được xây dựng một cách khoa học, lành mạnh để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tốt, hỗ trợ mẹ tăng cân đủ, hạn chế gặp chứng táo bón thai kỳ, dị tật thai nhi, sảy thai,…

  • Bù lại những chất bị thiếu hụt trong 3 tháng đầu: Khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2, hầu hết thai phụ sẽ hết ốm nghén, ăn uống ngon miệng hơn. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất thông qua khẩu phần ăn uống để bù lại những chất bị thiếu hụt trong 3 tháng đầu.

  • Thai nhi cần phát triển xương khớp vượt trội: Thai nhi sẽ cần lượng lớn dưỡng chất trong tam cá nguyệt thứ hai, đặc biệt là canxi để phát triển hệ xương thêm mạnh khỏe, hỗ trợ quá trình hình thành chân tay, khuôn mặt. Bên cạnh đó, não của em bé cũng đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ.

Nếu mẹ bầu có chế độ ăn nghèo nàn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân đồng thời khiến thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân. Vì vậy, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh.

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa sao cho đủ chất?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cần đáp ứng được nhu cầu về năng lượng, carb, protein, lipid và những vi chất thiết yếu. Có như thế, thể trạng của mẹ bầu mới được duy trì khỏe mạnh, giúp thai nhi phát triển thuận lợi.

1. Nhu cầu năng lượng

Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị, phụ nữ có thai 3 tháng giữa nên bổ sung 1.980 – 2.300 calo/ngày. Nếu thiếu năng lượng kéo dài sẽ làm thai phụ bị thiếu năng lượng trường diễn, thai nhi đối mặt với nguy cơ mắc chứng suy dinh dưỡng. Trường hợp mẹ bầu bị dư thừa năng lượng sẽ dễ tăng cân quá mức, có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, em bé sinh ra nặng hơn bình thường (> 4.000 gam). Vì thế, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa cần đáp ứng được nhu cầu năng lượng này để thai phụ duy trì sức khỏe, hỗ trợ em bé phát triển.

2. Nhu cầu carb, protein và lipid

Thực đơn mẹ bầu 3 tháng giữa không thể thiếu carb, protein và lipid. Vì những dưỡng chất này đều rất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu, hỗ trợ thai nhi tăng trưởng tốt hơn. Nhu cầu dung nạp carb, protein, lipid được khuyến nghị cho mẹ bầu 3 tháng giữa như sau:

  • Carb (325 – 400 gam carb/ngày): Glucid (carb) là nguồn cung cấp 50 – 60% năng lượng cho cơ thể. Mẹ bầu cần dung nạp carb để bổ sung năng lượng, hỗ trợ quá trình hình thành tế bào diễn ra thuận lợi. Chị em mang thai ở 3 tháng giữa được khuyến nghị dung nạp 325 – 400 gam carb/ngày.

  • Protein (70 gam protein/ngày): Protein là thành phần quan trọng góp phần cấu tạo nên tế bào, các loại hormone, enzyme,… Dưỡng chất này cũng có chức năng quan trọng trong hoạt động chuyển hóa, cân bằng dịch thể,… Mẹ bầu sẽ cần nhiều protein hơn khi mang thai để giúp cơ thể của em bé phát triển thuận lợi. Theo khuyến nghị, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa cần mang đến khoảng 70 gam protein/ngày.

  • Lipid (52.5 – 64.5 gam lipid/ngày): Cấu trúc màng tế bào rất cần có lipid. Bên cạnh đó, lipid còn được dự trữ trong các mô như nguồn năng lượng tích trữ cho cơ thể. Với thai nhi, lipid sẽ hỗ trợ não bộ và hệ thần kinh phát triển. Với mẹ bầu, dung nạp thiếu lipid có thể không tăng đủ cân. Ở 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu được khuyến nghị dung nạp khoảng 52.5 – 64.5 gam lipid/ngày.

3. Nhu cầu vi chất dinh dưỡng

Axit folic, vitamin D, vitamin K, sắt, canxi, choline, omega-3,… đều là những vi chất cần thiết, góp phần hỗ trợ thai nhi tăng trưởng, giúp sức khỏe của mẹ bầu duy trì ổn định. Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng giữa phải đáp ứng được nhu cầu vi chất dinh dưỡng theo khuyến nghị của các chuyên gia.

  • Folate (600 mcg/ngày): Folate (axit folic) còn được gọi là vitamin B9, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, tăng trưởng, phân chia những loại tế bào của con người. Mẹ bầu cần dung nạp axit folic để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi như chẻ đôi cột sống, thai vô sọ,… Phụ nữ có thai được khuyến nghị dung nạp khoảng 600 mcg folate/ngày.

  • Sắt (27.4 – 41,1 mg/ngày): Khoáng chất sắt cùng protein sẽ tạo ra hemoglobin (huyết sắc tố), góp phần ngăn ngừa bệnh thiếu máu đồng thời giúp vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Phụ nữ mang thai rất cần sắt để làm gia tăng khối lượng máu, cung cấp đủ lượng máu cho thai nhi phát triển. Sắt có nhiều trong các thực phẩm như thịt đỏ, hàu, đậu lăng, rau bina,… Mẹ bầu được khuyến nghị nên dung nạp 27.4 – 41,1 mg sắt/ngày.

  • Canxi (1200 mg/ngày): Thai nhi rất cần canxi để phát triển hoàn thiện hệ thần kinh, răng và xương. Mẹ bầu có nhu cầu canxi cao hơn bình thường, nếu thiếu hụt loại khoáng chất này sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị loãng xương, ảnh hưởng đến khả năng phát triển kích thước của trẻ. Thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm cá mòi, sữa, cải xoăn, đậu phụ, rau lá xanh,… Phụ nữ có thai được khuyến nghị dung nạp 1200 mg canxi/ngày.

  • Vitamin D (20 mcg/ngày): Loại vitamin này giúp mẹ tăng cường hấp thụ phốt pho, canxi,… để ngăn ngừa bệnh loãng xương, hỗ trợ thai nhi phát triển hệ xương đạt chuẩn. Thai phụ có thể dung nạp vitamin D qua thực phẩm như dầu gan cá (đặc biệt là các loại cá béo). Mỗi ngày mẹ bầu nên nhận đủ 20 mcg vitamin D.

  • Vitamin K (150 mcg/ngày): Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa không thể thiếu vitamin K. Loại vitamin này hỗ trợ cơ thể cầm máu, ngăn ngừa chứng máu khó đông, hữu ích cho việc sơ cứu tình trạng chảy máu ở thai phụ. Vitamin K được tìm thấy trong những loại thực phẩm như dầu hướng dương, dầu đậu tương,… Phụ nữ có thai được khuyến nghị dung nạp 150 mcg vitamin K/ngày.

  • Choline (450 mg/ngày): Để cấu trúc của màng tế bào được trọn vẹn không thể thiếu choline. Chất này còn tham gia vào quá trình chuyển hóa, vận chuyển cholesterol và lipid. Choline còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ bị cao huyết áp, bảo vệ mật độ xương, hỗ trợ thai nhi phát triển hệ răng và xương. Thực phẩm sở hữu nhiều choline phải kể đến là