Trẻ sốt co giật ảnh hưởng như thế nào? 5 di chứng thường gặp!

Trẻ sốt co giật là một phản ứng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 5 tháng – 6 tuổi. Nếu không được xử trí kịp thời, nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, trẻ sốt co giật ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết này!

Trẻ sốt co giật ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe và trí não?

Sốt co giật nếu chỉ diễn ra một vài lần có thể đánh giá là lành tính và thường không để lại tác hại lâu dài cho trẻ. Nhưng khi cơn co giật tái diễn nhiều lần, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, và trí não của trẻ. Dưới đây là 5 di chứng thường gặp ở trẻ sốt cao co giật mà cha mẹ nên lưu ý:

1. Tổn thương não bộ

Cơn sốt co giật xảy ra do sự phóng điện quá mức của các nơron thần kinh, vì vậy khi tái diễn nhiều lần có thể “giết chết” các tế bào não, gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, lời nói, các giác quan và có thể gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

2. Di chứng động kinh

Não bộ chúng ta hoạt động theo cơ chế tự sửa chữa – thích nghi, do đó cơn co giật tái diễn nhiều lần sẽ trở thành phản xạ có điều kiện, tức là trẻ cứ sốt là co giật, thậm chí không sốt cũng co giật. Tình trạng này sẽ rất dễ tiến triển thành di chứng động kinh. Nhiều số liệu thống kê cũng cho thấy, có khoảng 2 – 2.5% trẻ sốt co giật gặp di chứng động kinh và nguy cơ này tăng lên 2.5 lần nếu:

  • Cơn sốt cao co giật xuất hiện trước 12 tháng tuổi.
  • Cơn co giật xảy ra trong thời gian dài, tái diễn nhiều lần.
  • Tiền sử người thân mắc bệnh động kinh.
  • Xuất hiện những cơn sốt ngắn (<1 giờ), trước khi cơn co giật xảy ra.
  • Trẻ có bất thường trong cấu trúc não bộ.
  • Trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar thấp từ 0 – 6 điểm. (Chỉ số Apgar là phương pháp đơn giản để nhận định nhanh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh và được đánh giá qua 5 tiêu chí màu da, nhịp tim, phản xạ kích thích, cử động, hô hấp với thang điểm từ 0 – 2).

Trẻ sốt co giật có nguy cơ tiến triển thành động kinh
Trẻ sốt co giật có nguy cơ tiến triển thành động kinh

3. Tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ. Nó biểu hiện qua sự nghịch ngợm, hiếu động quá mức, thiếu tập trung chú ý, khó kiểm soát cảm xúc và hành vi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có tiền sử sốt co giật có nguy cơ mắc tăng động giảm chú ý cao gấp 2.5 lần so với trẻ bình thường.

4. Hội chứng rối loạn tic

Sốt cao co giật và hội chứng tic là những rối loạn thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ. Cả hai chứng bệnh này có những điểm tương đồng về mặt lâm sàng như triệu chứng đến kịch phát sau đó giảm dần theo thời gian. Một nghiên cứu trên 1586 trẻ đã chỉ ra rằng sốt cao co giật làm tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tic ở trẻ từ 0.89 lên 16 lần.

5. Ảnh hưởng tâm lý của trẻ

Cơn co giật xảy ra bất ngờ có thể khiến trẻ bị ngã, ngất và gặp chấn thương ở tay, chân, hoặc não bộ. Ngoài ra, những cơn co giật có thể gây sợ hãi, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Thậm chí, trẻ có thể phát triển tâm lý tự ti, dễ cáu gắt và tổn thương bản thân.

Cách chăm sóc trẻ sốt co giật giúp nhanh hồi phục sức khỏe

Khi đã hiểu rõ trẻ sốt co giật ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe, tinh thần, và trí não của trẻ, cha mẹ cần quan tâm tìm hiểu về các biện pháp ngăn chặn cơn sốt co giật và hạn chế di chứng nguy hiểm. Hãy tham khảo những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia sau đây:

Chăm sóc tốt khi trẻ bị ốm, sốt

Khi con có biểu hiện ốm, sốt, cha mẹ cần đo nhiệt độ thường xuyên, khoảng 2 – 4 tiếng đo 1 lần. Đồng thời để con được nghỉ ngơi ở những nơi thoáng khí, không có gió lùa vào và lưu ý:

  • Cởi bớt quần áo, chỉ mặc áo mỏng, thấm hút mồ hôi tốt và không đắp chăn cho con vì có thể làm tăng thân nhiệt.
  • Chườm khăn ấm khắp các vùng trán, nách, bẹn, lưng,… giúp cơ thể trẻ nhanh thoát nhiệt.
  • Cho con dùng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38.5 độ C và có thể dùng ngay khi chớm sốt (37.7 – 38.2 độ C) nếu con đã từng bị sốt co giật. Nếu con buồn ngủ hoặc bị buồn nôn thì sử dụng hạ sốt dạng viên đạn nhét hậu môn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và bú nhiều hơn (nếu chưa cai sữa), tăng cường bổ sung vitamin C từ các loại nước ép, sinh tố cam, bưởi, kiwi,… giúp tăng sức đề kháng.
  • Bù điện giải cho trẻ bằng oresol theo đúng hướng dẫn.

Nhanh chóng hạ sốt cho trẻ bằng thuốc nếu trẻ sốt >38.5 độ C
Nhanh chóng hạ sốt cho trẻ bằng thuốc nếu trẻ sốt >38.5 độ C

Xử trí khi trẻ bị co giật

Khi thấy con có cơn co giật, cha mẹ nên bình tĩnh và thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Đặt một vật mềm (gối, khăn, áo,…) dưới đầu của con, loại bỏ tất cả những vật sắc nhọn và tuyệt đối không kìm kẹp, giữ chân tay con hoặc cho bất cứ vật cứng nào vào miệng con.
  • Đặt con nằm nghiêng sang một bên (nên là bên trái) để đường thở được thông thoáng, tránh đờm dãi chảy ngược vào phổi.
  • Nới lỏng cổ áo và nhẹ nhàng loại bỏ thức ăn, đờm dãi, vật cứng mắc trong miệng con (nếu có) để tránh gây tắc nghẽn đường thở.
  • Quan sát kỹ lưỡng biểu hiện của con như thời gian, bộ phận cơ thể co giật, màu sắc môi, tay… cho tới khi cơn co giật kết thúc.
  • Trong trường hợp co giật trên 5 phút hoặc xuất hiện 2 cơn trong 24 giờ, nên sớm đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.

Chăm sóc sau khi trẻ bị sốt co giật

Sau cơn co giật, trẻ sẽ rất mệt mỏi và buồn ngủ. Do đó, cha mẹ nên tạo không gian yên tĩnh, an toàn để trẻ được nghỉ ngơi và mau chóng hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên:

  • Khi trẻ tỉnh táo, hãy cho trẻ ăn những loại thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, súp từ thịt gà, cá, thịt chim, thịt bò, thịt heo, rau xanh,… nhằm giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Khuyến khích trẻ uống nước ép, sinh tố cam, bưởi, dâu tây, xoài, dứa,… hoặc ăn thêm các loại rau củ như cà rốt, bí ngô, khoai lang, rau cải, cà chua,… giúp tăng cường sức đề kháng chống lại virus, vi khuẩn để trẻ nhanh hồi phục.

Giải pháp giúp ngăn chặn cơn sốt co giật, hạn chế di chứng động kinh

Bên cạnh việc chăm sóc cho trẻ tốt, cha mẹ có thể tham khảo kết hợp các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Câu đằng, An tức hương để ngăn chặn cơn co giật tái phát về sau. Những thảo dược này không chỉ có tác dụng dưỡng tâm an thần mà còn cung cấp các dưỡng chất tốt cho não, giúp bảo vệ tế bào và ngăn chặn cơn co giật do sốt hiệu quả.

Hiện nay, cốm Egaruta là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được bào chế từ thảo dược Câu đằng, An tức hương kết hợp với các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie. Sản phẩm này được các chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng cho trẻ sốt co giật, động kinh. Cốm Egaruta đã giúp hàng ngàn trẻ dứt hẳn cơn sốt co giật và hạn chế di chứng động kinh hiệu quả.

GS.TS Nguyễn Văn Chương, nguyên chủ nhiệm bộ môn Nội thần kinh, Bệnh viện Quân Y 103, Hà Nội cũng đã khẳng định về mức độ an toàn và lợi ích của cốm Egaruta. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của ông về các hiệu quả tích cực của sản phẩm này.

4 lợi ích nổi trội của cốm Egaruta với trẻ sốt co giật
4 lợi ích nổi trội của cốm Egaruta với trẻ sốt co giật

Thực tế đã chứng minh rằng cốm Egaruta đã giúp hàng ngàn trẻ dứt hẳn cơn sốt co giật và hạn chế di chứng động kinh hiệu quả. Hãy lắng nghe chia sẻ của gia đình anh Bảo Gia (TP.HCM) về hành trình tìm cách trị dứt điểm cơn sốt cao co giật.

Hiểu rõ trẻ sốt co giật ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, tinh thần và trí não của trẻ là cách giúp cha mẹ thận trọng và sớm lựa chọn giải pháp hữu ích nhằm ngăn chặn những di chứng nguy hiểm cho con yêu!

Dược sĩ Cao Thủy