Các giống dâu tây chịu nhiệt tốt nhất để trồng

Cách chọn giống dâu tây chịu nhiệt tốt nhất

Hiện nay có rất nhiều giống dâu tây chịu nhiệt đến từ các quốc gia khác nhau như Nhật, New Zealand, Hàn, Pháp, Mỹ, Hà Lan. Tuy nhiên, chỉ có vài giống thực sự chịu nhiệt tốt hơn hẳn các giống dâu tây khác, đó là giống dâu Nhật và New Zealand.

  • Dâu Nhật: Chịu được nhiệt độ lên tới 40°C và cao hơn so với những loại dâu khác. Cây có dạng lùn thấp (khoảng 10 cm), lá nhỏ, cho ra nhiều hoa và quả nhiều, quả to có màu đỏ tươi, vị ngọt thanh hơn, căng tròn và mọng nước.

Cây dâu Nhật
Fig.1: Cây dâu Nhật.

  • Dâu New Zealand và dâu Mỹ: Lá to, thân cao hơn dâu Nhật, hoa to và quả to, vị cũng rất tuyệt, nhưng ít quả hơn dâu Nhật. Đặc biệt, loại dâu này có màu sắc bắt mắt, thịt giòn, ngọt và đặc biệt là có hương thơm đặc trưng.

Cây dâu New Zealand
Fig.2: Cây dâu New Zealand.

Hiện nay, các nhà vườn thường nhân giống bằng 2 phương pháp chính là nuôi cây mô và cây ngó được tách từ cây mẹ.

Cây giống dâu tây chịu nhiệt cấy mô có ưu điểm là do được nhân giống bằng phương pháp nhân giống vô tính nên có sự di truyền đồng nhất từ cây mẹ, không có bệnh tật, khỏe mạnh, sinh trưởng và khả năng chống chọi tốt. Cây con được tách từ cây mẹ gọi là ngó dâu. Ngó dâu có đặc điểm nhanh lớn, khỏe do được nuôi từ cây mẹ, ra hoa và ra quả không kém gì cây mẹ, nhưng khả năng cho ra quả giảm dần qua các đời. Cây có phẩm chất tương đương cây mẹ nhưng thời gian ra quả chỉ khoảng 1,5 – 2 tháng.

Giá thể

Giá thể dùng để trồng dâu tây phải thật tơi xốp để bộ rễ có thể phát triển tốt nhất, thoát nước nhanh nhất và tạo độ thông thoáng cho cây. Dâu tây ưa ẩm nhưng không ưa nước, việc trộn giá thể phù hợp ban đầu là bước quan trọng quyết định cho sự phát triển của cây sau này.

Nguyên liệu làm giá thể gồm đất thịt màu mỡ, xơ dừa xay nhỏ đã qua ngâm vôi để khử chất, trấu hun qua (không hun trấu kỹ, trấu hun còn nguyên không vụn vỏ trấu), phân lân (lân bột). Đất đập nhỏ, cho vào máy xay tơi nhỏ đất (không có thì có thể đập nhỏ rồi sàng qua rổ có mắt 0,5×0,5cm lấy phần đất rơi xuống) sau đó phơi dưới ánh nắng để khử trùng nấm. Trộn phần đất đã được phơi đó với trấu hun và sơ dừa theo tỷ lệ 5 phần đất, 3 phần sơ dừa, 2 phần trấu và lân. Phân lân bột không ảnh hưởng nên cho bao nhiêu cũng được, vì phân lân có tác dụng kích thích cây ra rễ và phát triển tốt. Đất trồng phải tơi xốp khi tưới nước dễ ngấm nhanh xuống phần dưới của bầu.

3. Trồng cây

Cho hỗn hợp đất trộn sẵn vào 2/3 chậu sau đó đặt cây giống dâu tây chịu nhiệt lên rồi tiếp tục cho đất vào ½ của 1/3 bầu còn lại, để chừa lại ít bầu đất để khi tưới nước không bị trôi nước ra ngoài. Cách trồng đúng là đất được cho vào ngang bằng phần gốc của cây con, nếu thấp hơn sẽ làm cây nghiêng đổ, cho nhiều đất quá sẽ lấp phần ngọn và gây thối cây. Sau khi cho đất vào chậu xong, ta dùng 2 tay nâng 2 mép thành chậu lên cao khoảng 2cm và tha nhẹ. Quá trình lặp lại vài lần để đất xuống đều các ngóc ngách.

Nơi đặt chậu

Nên chọn nơi đặt chậu phải mát mẻ, thông thoáng, có nắng buổi sáng đến 10h, nắng buổi trưa chiều không quan trọng. Nếu trồng trong vườn, ngoài trời, thì cần có mái che bằng lưới để giảm tác động của ánh nắng buổi trưa trực tiếp chiếu vào, vì sẽ gây héo và cháy lá. Quan trọng là phải có nắng buổi sáng.

Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước: Sau khi trồng và tìm được nơi đặt chậu thích hợp, ta dùng 1 chiếc cốc nhỏ hoặc bình xịt để nước tưới. Không nên tưới nước trực tiếp vào gốc, vì sẽ dễ gây thối gốc. Thay vào đó, ta nên tưới vòng quanh mép chậu và tưới theo vòng tròn từ ngoài vào trong để ướt đều và cách gốc khoảng 3cm, vì rễ cây nhỏ, dạng chuỗi, thường tập trung nhiều ở thành chậu và đáy chậu. Tưới nước 2 lần mỗi ngày, vào lúc sáng sớm và chiều tối lúc 5h. Chú ý không được tưới trực tiếp lên hoa, vì sẽ làm chết hoa và không ra quả.

Che phủ: Cây con mới trồng vẫn còn yếu, nên cần che lưới đen hoặc để chỗ mát để cây dần phục hồi và phát triển tốt nhất. Mùa đông cần che kín bằng nilon trắng để phòng sương muối làm hỏng lá và sương sẽ ngăn cản sự thụ phấn của hoa khi cây trong giai đoạn nở hoa. Khi cây chưa ra hoa mà gặp mưa phùn thì cứ để cây tắm mưa sẽ tốt cho cây, nhưng khi có hoa thì phải che nilon lại. Chiều tưới xong đậy nilon kín để hở 1 đầu (không được để đầu ở hướng gió), hôm sau sáng sớm bỏ nilon ra và tưới nước.

Nên thường xuyên tưới nước đều đặn. Nếu thấy đất còn ẩm ướt thì ngừng tưới và chờ đến lần sau.

Khi cây chưa ra hoa thì tưới phân đạm hòa tan và tưới cho cây 1 tuần 1 lần. Khi cây mọc ra trên 5 ngó thì chuyển sang pha 1 nửa phân đạm + 1 nửa phân kali và tưới cho cây cùng với liều lượng như cũ. Sau đó cây sẽ ra hoa và cứ tiếp tục cho đến khi ra quả. Trong giai đoạn này, nên kết hợp tưới phân bón lá để đạt kết quả tốt nhất. Ban đêm không thắp đèn cho cây, vì ánh sáng đèn sẽ làm cây ra nhiều lá và không ra hoa do ánh sáng làm ngày dài, không làm cây dâu phân hóa được mầm hoa. Sau khi trồng được 3 ngày, thì phun thuốc diệt nấm Daconil cho cây lặp lại 1 tháng 1 lần. Sau trồng 1 tuần, phun thuốc trị nhện đỏ cho cây (nếu trồng nhiều) lặp lại 1 tháng 1 lần cho đến khi cây có hoa thì dừng. Khi cây ra lá mạnh, thì lên tỉa bớt các lá nằm tầng dưới gần gốc, cắt cách gốc cành khoảng 2cm để khoảng 6 – 8 cặp lá. Trong giai đoạn ra nhánh, chỉ nên chừa lại khoảng 4 – 6 cây con, không nên để nhiều, vì sẽ làm cây mất sức, thiếu dinh dưỡng. Bắt đầu tách cây con khi cây có 5 lá và ra rễ mọc đầy đủ.