Ưu điểm của gỗ bạch dương ít người biết

Cây gỗ bạch dương là cây gỗ gì?

Cây gỗ bạch dương, còn được gọi là gỗ Poplar, có nguồn gốc từ cây bạch dương, tên khoa học là Populus deltoids. Loài cây này phát triển chủ yếu ở Mỹ và một số nước Châu Âu. Gỗ bạch dương không thích nước nên thường được trồng ở các vùng có độ dốc lớn hoặc có khả năng thoát nước tốt.

Rùng Bạch dương tuyệt đẹp vào mùa thu

Gỗ bạch dương được khai thác khi đạt chiều cao khoảng 49m và đường kính khoảng 2.4m. Gỗ bạch dương được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

Gỗ Bạch Dương thuộc nhóm mấy?

Gỗ bạch dương được biết đến là loại gỗ mềm, nhẹ và được sử dụng phổ biến nhất tại Mỹ. Nhiều người thường nhầm tưởng đây là loại gỗ cứng, nhưng thực tế, sau nhiều phân tích, bạch dương vẫn được xếp vào nhóm gỗ mềm vì có nhiều điểm phù hợp hơn.

Gỗ Bạch Dương có tốt không?

Để đánh giá chất lượng gỗ bạch dương có tốt hay không, chúng ta phải biết đến những điểm mạnh, điểm yếu của loại gỗ này.

Ưu điểm:

Về tính thẩm mỹ, gỗ bạch dương có tông màu sáng, tâm gỗ có màu nâu nhạt đến nâu xám. Dát gỗ có màu trắng nhạt, vàng nhạt và có những đường sọc nâu đặc trưng. Khi sử dụng lâu dài, gỗ sẽ chuyển dần sang tông màu trầm hơn. Màu sắc của gỗ bạch dương mang đến sự trang nhã và sang trọng cho món đồ nội thất và không gian hiện hữu.

Gỗ bạch dương có đường vân gỗ thẳng, sắc nét nhưng bề mặt lại khá thô, ít mịn màng. Tuy nhiên, gỗ bạch dương không có nhiều mắt chết nên mặt gỗ nhìn rất đẹp mắt.

Về độ bền, gỗ bạch dương được đánh giá cao với độ co ngót ít, không bị cong vênh hay biến dạng nhiều. Loại gỗ này dễ khô nếu được sấy kỹ, dễ dàng thi công và có thể uốn cong bằng hơi nước. Gỗ bạch dương cũng có khả năng dính keo tốt, bám đinh vít tốt mà không bị nứt vỡ. Trọng lượng của gỗ bạch dương khá nhẹ, dễ dàng vận chuyển và thi công.

Khả năng bám sơn và màu nước của gỗ bạch dương rất tốt. Gỗ có hương thơm tự nhiên an toàn cho người sử dụng.

Nhược điểm:

Gỗ bạch dương có trọng lượng nhẹ nên độ bền và khả năng chịu va đập không cao. Đồng thời, khả năng chịu lực nén và lực uốn xoáy của gỗ cũng khá thấp.

Do không có chất chống mối mọt và côn trùng như các loại gỗ khác, gỗ bạch dương thường dễ bị mối mọt và sâu bệnh tấn công, làm giảm độ bền và tính thẩm mỹ. Vì vậy, khi chọn gỗ bạch dương, cần có phương án chống mối mọt tốt.

Các đặc điểm của gỗ bạch dương

Đặc điểm màu sắc

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của gỗ bạch dương là sáng màu với dát gỗ màu kem nhạt, vàng nhạt hoặc trắng với các đường vét xuyên màu xám hoặc màu xanh. Phần tâm gỗ có phần đậm hơn với màu nâu nhạt đến nâu xám và nâu vàng. Sau một thời gian sử dụng, màu sắc của gỗ sẽ dần trở nên tối hơn. Tuy nhiên, gỗ bạch dương vẫn được yêu thích vì nét đẹp màu sắc vô cùng thu hút, nhẹ nhàng nhưng rất thanh lịch.

Đặc trưng về hệ vân của gỗ bạch dương

Nhìn chung, gỗ bạch dương có hệ vân khá thẳng, đồng đều và sắc nét nhưng bề mặt khá thô. Theo thời gian, hệ vân gỗ sẽ càng tối màu hơn, nâng tầm tính thẩm mỹ cho tổng thể trở nên thu hút và sang trọng hơn. Gỗ bạch dương có bề mặt sáng màu, bám sơn tốt và ít mắt chết, nên có thể sử dụng các lớp sơn bóng để giữ màu, tạo độ bóng đồng thời phô diễn trọn vẹn hệ thống vân của loại gỗ này, từ đó giữ lại nét thanh lịch mộc mạc.

Đặc tính vật lý, chất lượng

Gỗ bạch dương được đánh giá cao vì khả năng chống công vênh, co ngót và ít biến dạng trong quá trình sử dụng. Điều này phụ thuộc vào đặc tính không ưa nước của cây bạch dương. Gỗ này cũng khá khô nên dễ uốn cong bằng hơi nước. Gỗ bạch dương có khả năng bám keo, ốc, vít tốt, ít nứt vỡ trong thi công. Trọng lượng gỗ khá nhẹ, dễ vận chuyển và lắp đặt.

Tuy nhiên, gỗ bạch dương có khả năng chịu lực và va đập kém, cũng như dễ bị trầy xước và lõm khi va đập. Gỗ cũng dễ bị mối mọt tấn công do không có chất chống mối mọt.

Ứng dụng của gỗ bạch dương hiện nay

Gỗ bạch dương được yêu thích và sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại Châu Âu và Mỹ. Với nét đẹp sang trọng, thanh lịch và nhẹ nhàng, gỗ bạch dương được ưa chuộng trong nội thất. Với gam màu tươi sáng và hệ vân rõ ràng, gỗ này cho phép lựa chọn màu sơn phù hợp để tạo điểm nhấn và tôn lên cá tính và gu thẩm mỹ của mỗi người.

Tuy nhiên, gỗ bạch dương thích hợp sử dụng trong nội thất, không nên sử dụng làm sàn, cửa hay đồ ngoại thất. Loại gỗ này không có độ bền cao, không chịu lực và chịu va đập tốt, cũng như dễ bị mối mọt.