Tất tần tật những lưu ý khi hiến máu: Lời khuyên từ Dược sĩ Mypharma

Hiến máu là một hành động có lợi cho sức khỏe và an toàn nếu bạn tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, đôi khi sau quá trình hiến máu, có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Hôm nay, Mypharma sẽ chia sẻ những lưu ý quan trọng để bạn giữ gìn sức khỏe và yên tâm hiến máu.

1. Điều kiện để được tham gia hiến máu

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người nhận máu, trước khi tham gia hiến máu, bạn cần nắm rõ những tiêu chuẩn sau đây:

1.1. Ai có thể tham gia hiến máu?

Tất tần tật những lưu ý khi hiến máu

  • Tham gia hiến máu trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện.
  • Là công dân, tuổi từ 18 đến 60.
  • Cân nặng trên 45kg đối với nam, trên 42 kg đối với nữ.
  • Cảm thấy mình thực sự khoẻ mạnh và không có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường máu khác.
  • Có giấy tờ tùy thân (CMND, Hộ chiếu, Bằng lái xe, Thẻ sinh viên…) và địa chỉ liên hệ rõ ràng.
  • Lần hiến máu gần nhất cách 84 ngày (12 tuần) trở lên.

1.2. Ai không nên hiến máu?

  • Đang mắc các bệnh cấp tính (viêm phế quản, viêm phổi…) hoặc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày, thần kinh, tâm thần, nội tiết.
  • Có xét nghiệm HIV dương tính hoặc bị AIDS, viêm gan B, C và các bệnh truyền qua đường máu khác.
  • Người tiêm chích ma túy.
  • Người có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người.
  • Đồng tính nam.

1.3. Ai bị tạm hoãn hiến máu?

  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con bú.
  • Đang bị cảm cúm hoặc uống thuốc kháng sinh.
  • Mới nhổ răng hoặc có vết thương, vết động vật cắn dưới 1 tháng.
  • Đang bị bệnh ngoài da, dị ứng.

Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể quyết định tạm hoãn việc hiến máu của bạn để đảm bảo an toàn cho cả bạn và người nhận máu sau này.

2. Lưu ý trước khi hiến máu

Tất tần tật những lưu ý khi hiến máu

Trước khi thực hiện quá trình hiến máu, bạn cần tuân thủ các lưu ý sau:

  • Một tuần trước khi hiến máu:

    • Ăn uống đủ chất.
    • Không bỏ bữa.
    • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress.
    • Hạn chế thức khuya.
  • Buổi tối trước ngày đi hiến máu:

    • Không uống rượu bia và các chất kích thích như chè, cafein,..
    • Không ăn các món ăn nhiều đường và dầu mỡ.
    • Không thức quá khuya (ngủ ít nhất 6 tiếng).
  • Buổi sáng ngày đi hiến máu:

    • Ăn nhẹ trước khi đi.
    • Hạn chế đồ ăn béo và ngọt.
    • Mang chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác.
    • Mặc trang phục thoải mái.
    • Ghi chú lại những thuốc bạn đang dùng (nếu có).
    • Uống nhiều nước.

3. Lưu ý trong khi hiến máu

Tất tần tật những lưu ý khi hiến máu

Sau khi đã đăng ký và khám sàng lọc, bạn cần nghỉ ngơi trước khi thực hiện quá trình hiến máu. Trong quá trình lấy máu, bạn cần tuân thủ các lưu ý sau:

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và có thể trò chuyện với những người xung quanh.
  • Nếu trong quá trình lấy máu bạn gặp các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, đau buốt ở vị trí kim tiêm, hãy báo ngay cho nhân viên y tế.

4. Lưu ý sau khi hiến máu

Tất tần tật những lưu ý khi hiến máu

Ngay sau quá trình hiến máu, bạn cần tuân thủ các lưu ý sau để phục hồi sức khỏe:

  • Duỗi thẳng cánh tay và hạn chế gập tay trong 10-15 phút.
  • Giữ nguyên miếng băng dính trên vị trí chọc kim sau ít nhất 4-6 giờ.
  • Chỉ ngồi dậy hoặc đứng lên khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.

Nếu bạn có các biểu hiện bất thường sau khi hiến máu như mệt, chóng mặt, hoặc vã mồ hôi, hãy làm theo các lưu ý sau:

  • Ngay lập tức ngồi xuống hoặc nằm ngay xuống và nâng cao chân để máu được lưu thông.
  • Giữ bình tĩnh, hít sâu, thở ra chậm.
  • Nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh.
  • Báo ngay cho tình nguyện viên hoặc nhân viên y tế để được hỗ trợ.
  • Chỉ di chuyển khi hết cảm giác chóng mặt và đau đầu.

Sau khi rời điểm hiến máu, bạn cần tuân thủ các lưu ý sau để phục hồi sức khỏe:

  • Không hút thuốc lá trong vòng 4 tiếng.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi để phục hồi dần.
  • Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu, tránh thức khuya và uống rượu bia.
  • Tránh tham gia những hoạt động thể lực mạnh như đá bóng, chạy bộ và leo núi.
  • Ăn uống đầy đủ và bổ sung các thực phẩm tốt cho máu như thịt bò, gan, trứng, sữa,…
  • Nếu cần, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bổ máu chứa sắt, axit folic, vitamin B12,…

5. Lưu ý vị trí chọc kim hiến máu

Tất tần tật những lưu ý khi hiến máu

Nếu sau khi tháo băng, vẫn có máu tươi chảy ra, hãy ấn nhẹ tay vào vị trí bông băng và thay bông khô mới (tuyệt đối không dùng bông ướt). Đồng thời, nâng cao cánh tay, băng lại và giữ nguyên trong trạng thái này trong 3-5 phút. Tiếp tục giữ băng thêm 6 giờ nữa.

Nếu xuất hiện vết bầm tím tại vị trí lấy máu, bạn có thể thực hiện các lưu ý sau:

  • Trong ngày đầu tiên khi phát hiện vết bầm tím, bạn có thể chườm đá lạnh lên vị trí bị bầm tím.
  • Sau khi chườm lạnh 1 ngày, chuyển sang chườm ấm (chườm 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút). Vết bầm tím thường sẽ biến mất sau 1 tuần và không để lại sẹo.
  • Để hạn chế viêm nhiễm da tại vùng lấy máu, bạn nên vệ sinh vùng da xung quanh vị trí chọc kim bằng xà phòng và nước sạch.

6. Lời khuyên của Dược sĩ Mypharma

Người bình thường sau khi hiến máu thường không gặp khí hư hay huyết hư. Tuy nhiên, sử dụng một số thực phẩm bổ máu phù hợp có thể giúp kiện tỳ, ích khí và dưỡng huyết, từ đó thúc đẩy tái tạo máu.

Viên bổ máu MPSamquy chứa nhân sâm châu Á và Đương quy là giải pháp tối ưu cho tình trạng thiếu máu, tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.

Hy vọng với những thông tin hữu ích này từ Dược sĩ Mypharma, bạn đã nắm vững những lưu ý quan trọng khi hiến máu. Hãy chia sẻ thông tin này đến mọi người xung quanh để đảm bảo an toàn cho cả bạn và những người nhận máu.