Học về các bộ phận cơ thể

Học về các bộ phận cơ thể

Ai biết mũi của con ở đâu nào? Bé tuổi chập chững biết đi đã có thể chỉ ra điều đó. Hãy cùng khám phá khi nào thì bé con nhà bạn có thể bắt đầu nhận dạng các bộ phận cơ thể và cách giúp trẻ học thành công.

Nội dung

Bé đã sẵn sàng để khám phá tỉ mỉ mọi thứ

Bạn từng yêu thích cái mũi của bé từ ngày con sinh ra và giờ đây, khi chập chững biết đi, bé đã sẵn sàng để khám phá tỉ mỉ mọi thứ. Trò chơi đố bộ phận cơ thể (“Mũi con đâu). Đây này!’) rất hữu ích cho cả trẻ sơ sinh tuy nhiên khoảng 13 – 14 tháng tuổi, bé mới thực sự bắt đầu học về các bộ phận trên cơ thể – và có thể chỉ ra ví trí chiếc mũi nhỏ xinh của mình.

Ngoài ra, bạn cũng nên đề cập tới các bộ phận khác trên mặt trong trò chơi vì trẻ sẽ có khả năng chỉ ra các bộ phận này đầu tiên. Tại sao ư? Trẻ luôn luôn để tay lên mặt (khi bạn không chú ý) và bạn có thể nêu tên các bộ phận đó khi bé sờ vào chúng ( chẳng hạn nói “miệng” khi các ngón tay mũm mĩm chạm vào môi). Sự lặp lại giúp bé hiểu đâu là miệng mình, thậm chí còn có thể nói “miệng”. Đồng thời cũng cần giải thích chức năng của các bộ phận cho bé cảm nhận: “Mắt giúp con có thể nhìn” hay “Tai là để nghe”. Điều này sẽ giúp trẻ củng cố sự khác nhau giữa các bộ phận và dễ dàng hơn để nói ra.

Khi bé được 2 tuổi

Khi bé được 2 tuổi, trẻ có khả năng chỉ ra 10 bộ phận khác nhau trên cơ thể. Khi bạn nhắc lại tên mỗi bộ phận bé tìm ra, ý thức về cơ thể sẽ tăng cùng với vốn ngôn từ – bé sẽ nhanh chóng nói được “đầu gối” chẳng hạn thay vì chỉ nhận dạng được bộ phận ấy bằng cách chỉ.

Một số game về bộ phận cơ thể

Một số game về bộ phận cơ thể cũng giúp thúc đẩy trẻ phát triển. Sau đây là một vài trò chơi hữu ích bạn có thể cho bé chơi khi học về bộ phận cơ thể.

  • Hát. Bạn có thể dựa vào một giai điệu quen thuộc để sáng tác lời, ví dụ: “Đây là cách chúng ta chạm vào mũi, chạm vào mũi, chạm vào mũi. Đây là cách chúng ta chạm vào mũi, lúc sớm vào buổi sáng”. Sau đó thay từ “mũi” bằng từ “cằm”, “khủyu tay” rồi “đầu”.
  • Nhân đôi niềm vui. Hãy hỏi con chỉ cho bạn ngón tay hoặc tai của bé rồi lại hỏi bé chỉ bộ phận của bạn. Bé sẽ thích thú khi được cho và nhận cũng như niềm vui khi thể hiện cho bạn thấy bé học tốt chừng nào.
  • Channel Picasso. Làm dấu bàn tay hoặc bàn chân của con trên một mẩu giấy rồi tìm các bộ phận cơ thể cùng nhau- chẳng hạn ngón cái hay ngón chân. Bạn cũng có thể vẽ một khuôn mặt và vẽ các bộ phận khi gọi tên.
  • Dùng gương. Chỉ vào hình các bộ phận của bé trong gương cũng như các bộ phận của các nhân vật trong sách mỗi khi nêu tên chúng. Bày cho trẻ nhiều cách khác nhau để thực hành xác định các bộ phận cơ thể sẽ khiến cho việc học trở nên thú vị hơn với cả 2 bạn.
  • Chơi đố. Chơi chỉ bộ phận với trẻ lớn hơn: hỏi con bộ phận giúp bé chạy và đợi con chỉ vào chân hoặc bàn chân. Sau đó, hỏi xem bộ phận nào giúp trẻ nói và ngừng để đợi bé chỉ vào miệng. Nếu bé cần gợi ý, hãy chỉ vào bộ phận ấy và để con tự nêu tên.
  • Trò chơi thể chất. Bất kì game nào giúp bé đốt cháy năng lượng đều tốt cả. Bạn có thể thử vài trò chỉ dẫn hành động trên cơ thể chẳng hạn lung lay ngón tay hoặc chơi hokey -pokey đơn giản như “con đặt tau vào nhé”, rồi nói qua phải hoặc trái tùy ý.

Hãy thúc đẩy trẻ học về các bộ phận cơ thể một cách thú vị và sáng tạo, dùng những trò chơi và hoạt động trực quan. Bằng cách tạo ra một môi trường học tương tác và vui vẻ, bé sẽ nhanh chóng phát triển kiến thức và kỹ năng của mình.