15 Bệnh thường gặp ở chó: Nguyên nhân và cách điều trị

Nuôi chó cũng cần phải hiểu về những bệnh thường gặp ở chó để có thể chăm sóc tốt cho thú cưng của mình. Đừng coi nhẹ những triệu chứng thông thường vì chó nhà bạn có thể bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị cho một số bệnh thường gặp ở chó ngay sau đây!

1. Bệnh ho cũi chó

Bệnh ho cũi chó

Nguyên nhân: Bệnh ho cũi chó được gây ra bởi virus cúm canine parainfluenza kết hợp với các loại vi khuẩn khác như Bordetella bronchiseptica, mycoplasma,…

Triệu chứng: Chó có triệu chứng ho kéo dài từ 7-21 ngày, mắt không trong sáng, chảy dịch xanh hay chó liếm mũi rồi nuốt dịch, tiêu chảy, phân nát có máu, hôi tanh, nôn ra dịch nhớt vàng và có thể dẫn đến tử vong đột ngột.

Cách điều trị:

  • Cách ly chó bị bệnh khỏi chó khỏe mạnh
  • Vệ sinh môi trường xung quanh và nơi ở của chó sạch sẽ, khô ráo, ấm, kín gió
  • Truyền dịch cho chó
  • Dùng hơi nước làm dịu khoang họng cho chó

Cách phòng ngừa: Hạn chế đưa chó tới nơi có nhiều động vật hoặc những nơi chật hẹp, không để thú cưng ăn uống bừa bãi ở nơi công cộng, và tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

2. Bệnh viêm gan truyền nhiễm

Bệnh viêm gan truyền nhiễm

Nguyên nhân: Bệnh viêm gan truyền nhiễm do virus canine adenovirus-1 (CAV-1) xâm nhập vào cơ thể chó.

Triệu chứng: Chó bỏ ăn, tiêu chảy ra máu, sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy và nôn ra máu, co gắng, đau quằn quại, có các điểm xuất huyết dưới da, vùng bụng sưng tấy. Nếu chó có triệu chứng vàng da thì khó có thể qua khỏi.

Cách điều trị: Nếu chó ở giai đoạn nặng thì khó có thể cứu chữa, nên chó thường chết trong khoảng 2-3 ngày. Điều trị bệnh viêm gan truyền nhiễm chủ yếu là bù nước, cân bằng điện giải, truyền dịch đường glucose, lactated ringer, vitamin, không cho ăn thức ăn chứa mỡ, sử dụng kháng sinh khử trùng và chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng ngừa: Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan truyền nhiễm cho chó, tiêm lại vắc xin định kỳ mỗi năm một lần và đồng thời kiểm soát vệ sinh nơi ở của chó để đảm bảo an toàn.

3. Bệnh xoắn khuẩn Lepto (Leptospirosis)

Bệnh xoắn khuẩn Lepto

Nguyên nhân: Bệnh xoắn khuẩn Lepto là bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn leptospira interrogans xâm nhiễm vào cơ thể chó.

Triệu chứng: Thể thương hàn: Xuất huyết trầm trọng, ói ra máu, phân sậm màu có máu, xuất huyết da và các niêm mạc. Thể hoàng đản: Viêm kết mạc, hoàng đản, vàng da, khó thở, chán ăn, ói mửa, hơi thở hôi, tiêu chảy kèm theo xuất huyết. Bụng có da vàng, lỡ tai, lỡ chân, niêm mạc vàng.

Cách điều trị: Nên cho chó nhập viện ngay nếu mắc bệnh lepto cấp tính. Cần truyền dịch để cơ thể chó không bị mất nước, cho chó uống thuốc chống nôn nếu chó bị nôn. Sử dụng thuốc kháng sinh như Penicillin, tetracycline, fluoroquinolones trong ít nhất 4 tuần và chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng ngừa: Tiêm vắc xin ngừa Leptospirosis theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó, không để chó tiếp xúc với nước tiểu của chó bị nhiễm bệnh để đảm bảo an toàn.

4. Bệnh viêm dạ dày ở chó

Bệnh viêm dạ dày ở chó

Nguyên nhân: Bệnh viêm dạ dày ở chó có nhiều nguyên nhân như giun móc, virus parvo, virus gây bệnh care hoặc ăn phải thức ăn và nước uống có chứa vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli,…

Triệu chứng: Chó bỏ ăn, đau bụng, nôn ói, sốt cao, tiêu chảy nặng, phân có màu sắc bất thường và ra máu.

Cách điều trị: Ngừng cho chó ăn trong 24 giờ đầu, chỉ cần cho chó uống đủ nước. Sử dụng anticholinergic và chlopromazin hoặc metoclopramid để chó được thoải mái hơn. Truyền dịch để bù nước, chất điện giải đã mất. Nếu chó đau bụng, sử dụng thuốc giảm đau perimidine. Kết hợp điều trị giữa kaolin và pectin hoặc bismuth subcarbonate nếu chó bị tiêu chảy.

Cách phòng ngừa: Cho chó ăn thức ăn chín, tẩy giun sán định kỳ, tiêm vắc xin phòng bệnh Carê, Parvovirus.

5. Bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản

Nguyên nhân: Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào đường hô hấp của chó gây bệnh viêm phế quản.

Triệu chứng: Ho, khó thở đặc biệt vào buổi sáng, thở nghe khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt và nước mũi liên tục. Chó có thể sốt cao, mệt mỏi, bỏ ăn, ho ra đờm nhầy.

Cách điều trị: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giãn phế quản và thuốc chống viêm để điều trị viêm phế quản. Trọng nhất là cho chó được nghỉ ngơi đầy đủ và bình yên.

Cách phòng ngừa: Vệ sinh sạch sẽ nơi ở cho chó, không để chó tiếp xúc với hóa chất, khói bụi. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ và tẩy giun định kỳ.


(Continued in Vietnamese)