Mách bạn cách chăm sóc chó bị gãy chân

Chó là những sinh vật hoạt bát thích chạy nhảy và tham gia các hoạt động ngoài trời. Vì thế, để chăm sóc cho chó cưng của bạn một cách tốt nhất, bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc chó bị gãy chân.

Tình trạng gãy xương chân ở chó?

Gãy xương chân ở chó có thể được phân loại thành hai loại: gãy xương hở và gãy xương kín. Khi một vết gãy hở xảy ra, da trên vết thương bị mở và xương bị lộ ra bên ngoài. Trong khi đó, với gãy xương kín, da trên vùng bị ảnh hưởng vẫn còn nguyên vẹn, nhưng xương bên trong đã rạn hoặc gãy đôi. Để không ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này của chó, chó bị gãy xương cần phải được đưa đi điều trị sớm.

Nguyên nhân chó bị gãy xương chân

Với bản tính hiếu động, thích quậy phá và leo trèo, chó rất dễ gặp phải tình trạng gãy xương. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến chó bị gãy xương:

  • Chó chạy nhảy, nô đùa hoặc tham gia các hoạt động mạnh dẫn đến ngã gãy xương.
  • Chó va chạm với xe cộ hoặc các phương tiện đi lại.
  • Chó nhảy từ một độ cao xuống.
  • Chó chạy với tốc độ nhanh bị vướng vào đồ vật, gãy xương sau khi ngã xuống hố ga,…
  • Các đồ vật nặng trong nhà rơi vào chân của chó.
  • Chó cắn nhau với các con chó khác.
  • Chó bị những kẻ gian dùng cây, gậy đập vào chân với lực cực mạnh.

Một số dấu hiệu nhận biết chó bị gãy xương chân

Có nhiều dấu hiệu cho thấy chó bị đau chân và có thể bị gãy xương. Chúng ta cần quan sát những dấu hiệu sau đây để nhận biết:

  • Chân của chó sưng tấy, bong gân, các cơ năng gặp trở ngại, chảy máu hoặc bị biến dạng.
  • Chó đi khập khiễng, không di chuyển bằng chân bị gãy.
  • Chó cảm thấy đau đớn khi chủ nuôi chạm vào phần chân bị gãy.
  • Tư thế bốn chân bất thường, chân bị ngắn hơn, dài hơn hoặc cong cong lại.
  • Vị trí vết gãy trên da bị tím hoặc xuất hiện vết máu.

Để xác định rõ hơn tình trạng đau chân hay nứt gãy xương của chó, bạn cần đưa chó đến các bệnh viện thú y để được chụp X-quang và điều trị cấp cứu.

Các cách điều trị chó bị gãy chân

Tùy vào mức độ gãy chân nhẹ của vết thương, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị riêng.

Đối với trường hợp chó bị nhẹ (bong gân, vết bầm), bạn có thể chườm nước đá hoặc áp chai nước nóng lên chỗ bầm. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức. Hãy chườm đá lạnh để giảm sưng tấy và đau cho chó, sau đó chườm nước nóng để cải thiện tuần hoàn máu. Trong thời gian này, hãy cho chó nghỉ ngơi, hạn chế vận động và tốt nhất là nhốt chó vào chuồng để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.

Đối với trường hợp chó bị gãy chân nặng, hãy đeo rọ mõm cho chó để hạn chế tấn công bạn khi chó đau.

Xác định vị trí chân bị gãy, dùng hai thanh gỗ rộng dẹt có đủ chiều dài với chân chó, đặt một miếng bên trong và một miếng bên ngoài chân, sau đó quấn lại bằng băng gạc. Sau đó, chuyển chó đến phòng khám thú y. Nếu chó bị gãy chân dạng bị hở ra, hãy che phần bị lộ bằng miếng gạc sạch như băng hoặc khăn vệ sinh. Đừng dùng thuốc sát trùng hoặc mỡ.

Sau khi đưa chó đến bác sĩ thú y và qua quá trình chụp X-quang và đánh giá tình trạng của chó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thông thường, có hai phương pháp điều trị chó bị gãy chân là cố định bên trong (sử dụng đinh hoặc ốc để cố định xương) và cố định bên ngoài (bó bột cho chó). Dù là phương pháp nào, đội ngũ bác sĩ thú y giỏi sẽ thực hiện điều trị.

Chăm sóc và phòng ngừa chó bị gãy chân

Sau khi băng bó và cố định chân cho chó, hãy để chó nghỉ ngơi ở một chỗ yên tĩnh, tránh hoạt động nhiều và giữ vệ sinh sạch sẽ cho chỗ ở của chó.

Thiết lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho chó bằng cách bổ sung các loại vitamin như vitamin A, D, dầu gan cá và canxi để vết thương nhanh lành.

Chất béo và đặc biệt là axit béo omega 3 rất cần thiết để tránh các biến chứng sau phẫu thuật và giúp giảm viêm. Hãy bổ sung các thực phẩm như dầu gan cá và cá vào thực đơn của chó.

Chia nhỏ bữa ăn cho chó để giúp tiêu hóa tốt hơn trong những ngày đau ốm.

Trứng và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein thay thế tốt cho thịt. Bạn có thể lựa chọn bổ sung chúng vào chế độ ăn của chó.

Đưa chó đi tắm nắng mỗi sáng để cung cấp thêm canxi, vitamin D và phospho.

Đừng quên đưa chó đi kiểm tra thường xuyên để xác định mức độ phục hồi và kiểm tra cơ gân và dây chằng của chó trong quá trình cố định chân kéo dài có ảnh hưởng gì không. Thông thường, chó con sẽ phục hồi nhanh hơn so với chó trưởng thành. Thời gian cố định thường là từ 3-4 tuần. Sau đó, sự sưng sẽ giảm đi và xương có thể được động đậy nhẹ.

Sau 12-16 tuần, xương sẽ hoàn toàn liên kết thành một cấu trúc vững chắc và chó sẽ phục hồi hoàn toàn.

Ngoài ra, để phòng ngừa chó bị gãy xương, hạn chế cho chó tham gia các hoạt động mạnh và vui chơi ngoài đường. Đồng thời, không cho chó leo trèo ở nơi quá cao và khi dắt chó đi vệ sinh, hãy mang theo xích để tránh tình huống chó kích động và va chạm.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với bác sĩ thú y Thi Thi để được giải đáp và hỗ trợ điều trị kịp thời cho chó cưng của bạn. Chúc thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh.

Bệnh viện thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh – ThiThi Pet Clinic

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về tình hình sức khỏe của thú cưng, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay đến bệnh viện thú y ThiThi Pet để được đội ngũ bác sĩ thú y tư vấn nhiệt tình nhất. Chúc thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh và bình an!

Địa chỉ phòng khám thú y ThiThi Pet Clinic:

  • Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
  • Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
  • Cơ sở 3: 96 Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
  • Cơ sở 4: 146 Nguyễn Ảnh Thủ, Trung Chánh, Hóc Môn, TP.HCM.

Hotline: 0978899004
Email: [email protected]