Thực Trạng Sử Dụng Chất Hỗ Trợ Chế Biến Thực Phẩm: Hiện Tại và Tương La

Thực trạng sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
Caption: Thực trạng sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

I. Thực trạng sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Thực phẩm đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống con người. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, các nhà sản xuất và cơ sở chế biến thực phẩm đã sử dụng nhiều chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Những chất này được sử dụng để cải thiện chất lượng, giá trị dinh dưỡng, tính thẩm mỹ, hương vị và độ bền của thực phẩm.

II. Quy định pháp luật về chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

1. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là gì?

Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là các chất được sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hoặc các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ và có thể được tách ra hoặc còn lại trong thực phẩm.

2. Những chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng?

Theo Thông tư 17/2023/TT-BYT, những chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm bao gồm:

  • Chất chống tạo bọt như Methyl este của acid béo, Este poly alkyl glycol của acid béo, Alcohol béo C8-C30, Dầu dừa hydro hóa, Các oxoalcohol C9-C30), Este polyoxyethylen của acid béo C8-C30, Este polyoxyethylen của oxoalcohol C9-C30, Hỗn hợp este polyoxyethylen và polyoxypropylen của các acid béo C8-C30

  • Chất xúc tác như: Nhôm, Chromi,…

  • Chất làm trong/ chất trợ lọc như: Albumin, Amiăng, Bentonite,…

  • Chất làm mạnh và làm mát như: Nhôm stearat, Calci Stearat, Magnesi Stearat,…

  • Chất tẩy rửa (chất làm ẩm) như: Dioctyl natri sulfosuccinat, Hợp chất amoni bậc bốn,…

  • Chất cố định enzym và chất mang như: Polyethylenimin, Glutaraldehyde,…

  • Chất keo tụ như: Nhựa acrylat-acrylamid, Phức của muối nhôm hòa tan và acid phosphoric,…

  • Nhựa trao đổi ion, màng và rây phân tử như: Copolyme của methyl acrylat, divinylbenzen và acrylonitril bị thủy phân hoàn toàn,…

  • Chất bôi trơn, chất loại bỏ và chống kẹt cứng, trợ khuôn như: Dimethylpolysiloxan,…

  • Chất kiểm soát vi sinh vật như: Chlor dioxide, Hypochlorit,…

  • Chất nuôi dưỡng vi sinh vật và chất nuôi dưỡng vi sinh vật bổ sung như: Amoni phosphat, Biotin

3. Sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải đáp ứng điều kiện gì?

Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

  • Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.

  • Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

  • Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm?
Caption: Hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm?

4. Hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, những hành vi sau đây bị nghiêm cấm khi sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm:

  • Sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng.

  • Sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng.

  • Sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép.

  • Sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

III. Giải đáp một số câu hỏi về chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

1. Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trái pháp luật

Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP, vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời, còn có các biện pháp xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm hoặc tước quyền sử dụng giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc gây chết người

Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, người sử dụng phụ gia thực phẩm gây chết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Đối với số người chết tăng lên, mức phạt tù có thể tăng lên từ 07 năm đến 15 năm hoặc 12 năm đến 20 năm. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về mức án phụ thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi phạm tội.

3. Có được tự công bố chất hỗ trợ chế biến thực phẩm hay không?

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể tự công bố sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm, nguyên liệu nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ không tiêu thụ tại thị trường trong nước sẽ được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

4. Sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa kim loại nặng thì đầu bếp bị phạt đến 100.000.000 đồng đúng không?

Theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP, đầu bếp sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa kim loại nặng vượt giới hạn cho phép có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

5. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có cần ghi nhãn phụ hay không?

Theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không cần ghi nhãn phụ.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về thông tin và quy định của pháp luật về chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bạn có thể liên hệ với NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: [email protected]