Mẹ bầu có được sơn móng tay không? Những lưu ý cần biết

Khi mang thai, mẹ bầu cần phải từ bỏ nhiều niềm đam mê làm đẹp và cẩn thận hơn khi sử dụng các loại mỹ phẩm và hóa chất. Nhưng với việc làm nail thì sao? Mẹ bầu có được sơn móng tay không? Liệu điều này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Hãy cùng tìm hiểu để giải đáp những thắc mắc này!

Tìm hiểu thành phần của nước sơn móng tay

Trước khi tìm câu trả lời cho việc mẹ bầu có được sơn móng tay không, hãy cùng tìm hiểu về thành phần của nước sơn móng tay thông thường. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước sơn móng tay khác nhau, và thành phần của mỗi loại cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đa phần đều chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và có mùi hắc khó chịu. Các thành phần cụ thể bao gồm:

  • Toluene: chất hóa học phổ biến trong xăng dầu, có mùi khó chịu và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Formaldehyde: chất nguy hiểm có khả năng gây ung thư, thường được dùng để bảo quản vật chết.
  • Dibutyl phthalate (DBP): loại hóa chất có độ nguy hiểm cao, gây ảnh hưởng đến sinh sản và có thể phá vỡ hệ thống nội tiết.

Mẹ bầu có được sơn móng tay không? Những lưu ý cần biết
Toluene, Formaldehyde, Dibutyl phthalate,… là những thành phần chính trong sơn móng tay

Ngoài những chất nguy hiểm trên, nước sơn móng tay còn có thể chứa thêm các chất có hại khác như acrylic, long não, ethyl tosylamide, xylene, parabens, acetone, TBHP, gluten… Tuy nhiên, không phải loại nào cũng chứa những chất này.

Mẹ bầu có được sơn móng tay không?

Vậy mẹ bầu có thể sơn móng tay không? Hiện tại, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác hại của sơn móng tay đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể sơn móng tay nhưng cần hiểu rõ về những mối nguy hại tiềm ẩn từ các hóa chất độc hại có trong sơn móng tay, có thể gây ra nhiễm trùng da hoặc móng tay.

Hiện nay, trên thị trường có một số nhãn hiệu sơn móng tay an toàn, không chứa chất độc hại, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Bạn có thể lựa chọn dòng nước sơn móng tay 3-free (không chứa Toluene, Formaldehyde, DBP), 5-free, 7-free, 10-free… Tuy nhiên, bạn nên xem kỹ thành phần trước khi sử dụng.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý các điều sau đây:

  • Chỉ nên sơn móng tay truyền thống, không nên sơn các loại sơn gel có hại cho sức khỏe.
  • Sản phẩm sơn móng tay chứa acrylic không được xem là an toàn tuyệt đối cho thai phụ.
  • Không để thuốc tẩy móng, nước rửa móng dính vào tay khi sơn.
  • Bạn nên bôi kem chống nắng cho tay khi làm khô móng dưới máy để tránh tia UV làm da bị kích ứng.
  • Hãy đeo khẩu trang khi sơn móng tay để tránh hít phải chất độc hại và mùi khó chịu.
  • Nếu đi ra tiệm làm móng, hãy chọn những cơ sở uy tín sử dụng sản phẩm chính hãng, an toàn và chất lượng.
  • Đảm bảo các dụng cụ làm móng được khử trùng sạch sẽ.

Mẹ bầu có được sơn móng tay không? Những lưu ý cần biết
Bầu có được sơn móng tay không? Hiện chưa có nghiên cứu về tác hại của sơn móng tay với bà bầu

Những nguy hại có thể gặp khi làm móng ở mẹ bầu

Dù sử dụng những loại sơn móng tay an toàn nhất, mẹ bầu cũng nên hạn chế sơn móng tay thường xuyên. Bạn nên tìm hiểu về những nguy hại tiềm ẩn bên trong sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi. Điều này chưa kể đến, các salon thường sử dụng những hóa chất mạnh để tẩy rửa móng, do đó, bạn nên hạn chế tiếp xúc với loại hóa chất này.

Bên cạnh ảnh hưởng từ những chất độc hại, việc làm móng không an toàn cũng có thể gây ra nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng da. Cụ thể, có những bệnh sau:

Bệnh viêm quanh móng

Biểu hiện của bệnh này là sưng, đỏ, nóng xung quanh móng tay hoặc móng chân. Trong trường hợp bị viêm quanh móng, bạn không nên tự điều trị tại nhà hoặc sử dụng thuốc bừa bãi mà nên đến thăm bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho bạn thuốc kháng sinh an toàn với mẹ bầu hoặc rạch lấy mủ ra nếu cần thiết.

Nhiễm nấm

Triệu chứng bị nhiễm nấm móng chính là màu sắc vàng và móng tay bong ra. Bệnh này có thể điều trị bằng thuốc dạng thoa hoặc uống. Tương tự, bạn nên đi khám để được kê đơn.

Đảm bảo các dụng cụ làm móng được tiệt trùng kỹ lưỡng
Đảm bảo các dụng cụ làm móng được tiệt trùng kỹ lưỡng

Nhiễm virus

Biểu hiện là mụn cóc và vết chai xung quanh móng tay và chân. Da xung quanh móng bị mụn cóc sẽ xơ chai và thành các mô xơ. Bạn có thể sử dụng thuốc bôi ngoại da để điều trị.

Các bệnh nhiễm khuẩn này có thể xuất hiện ngay sau khi làm móng hoặc sau vài tuần, vài tháng. Nguyên nhân xuất phát từ hóa chất sử dụng và các dụng cụ làm móng chưa được tiệt trùng kỹ lưỡng. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định làm móng hãy lưu ý những điều này!

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi: “Mẹ bầu có được sơn móng tay không?” Hy vọng bạn đã tìm thấy những thông tin hữu ích và có thể đưa ra quyết định hợp lý khi đến với dịch vụ làm móng.