Trẻ Mọc Răng Hàm Trên Trước Có Sao Không?

Có lẽ không ít bậc phụ huynh đã từng lo lắng khi thấy con mình mọc răng hàm trên trước mà không theo trình tự thông thường. Nhưng liệu điều này có tác động xấu tới sức khỏe của trẻ không? Và nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Hãy cùng tìm hiểu để có cái nhìn rõ hơn về quá trình mọc răng của trẻ.

I. Bé Mọc Răng Khi Nào?

Ban đầu, khi mới sinh, trẻ chưa có bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm. Chỉ từ khi trẻ được 6 tháng tuổi trở đi, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ dần mọc lên khỏi nướu.

Quá trình mọc răng của bé thường kéo dài từ 30 – 33 tháng tuổi. Khi đó, trẻ sẽ có hàm răng sữa hoàn thiện với tổng cộng 20 chiếc răng, gồm 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới.

Tuy nhiên, mốc thời gian mọc răng sữa có thể khác biệt đôi chút do cơ địa và sức khỏe của từng trẻ. Một số trẻ có thể mọc răng sữa sớm khi được 4 – 5 tháng tuổi, trong khi một số khác lại mọc răng muộn hơn, có thể từ 9, 10 tháng tuổi hoặc thậm chí đến 1 tuổi. Điều này được xem là bình thường và không có gì phải lo lắng.

Tuy nhiên, nếu trẻ đã hơn 1 tuổi nhưng chưa mọc răng sữa hoặc đã hơn 33 tháng tuổi mà răng sữa vẫn chưa đầy đủ, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng của trẻ.

II. Bé Mọc Răng Hàm Trên Hay Hàm Dưới Trước?

Các răng sữa của trẻ sẽ mọc theo một trình tự nhất định. Theo quy luật tự nhiên, trẻ sẽ mọc răng cửa giữa ở hàm dưới (răng cửa trung tâm) đầu tiên.

Dưới đây là thứ tự và mốc thời gian mọc răng của trẻ:

  • Từ tháng thứ 6 – 12: mọc 4 răng cửa giữa

    • 2 răng cửa giữa ở hàm dưới mọc lên đầu tiên, sau đó là 2 răng cửa giữa ở hàm trên.
  • Từ tháng thứ 9 – 16: mọc 2 răng cửa bên

    • Giai đoạn từ 9 – 13 tháng tuổi, 2 răng cửa bên ở hàm trên sẽ dần mọc lên.
    • Trong thời gian từ 10 – 16 tháng tuổi, 2 răng cửa bên ở hàm dưới cũng sẽ mọc lên.
  • Từ tháng thứ 13 – 19: mọc 4 răng hàm sữa (răng cối sữa thứ nhất)

    • Thông thường, 2 răng hàm sữa ở hàm trên sẽ mọc lên trước, sau đó mới đến 2 răng hàm sữa ở hàm dưới.
  • Từ tháng thứ 16 – 23: mọc 4 răng nanh sữa

    • Trẻ sẽ mọc 2 răng nanh sữa ở hàm trên trước, sau đó mới đến 2 răng nanh sữa ở hàm dưới.
  • Từ tháng thứ 23 – 33: mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng (răng cối sữa thứ 2)

    • 2 răng cối sữa thứ 2 ở hàm dưới sẽ mọc trước, sau đó mới đến 2 răng cối sữa thứ 2 ở hàm trên.

III. Dấu Hiệu Trẻ Mọc Răng

Quá trình mọc răng ở mỗi trẻ sẽ không giống nhau do cơ địa khác nhau. Một số trẻ sẽ không có triệu chứng khó chịu khi mọc răng, trong khi nhiều trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị chảy nhiều nước dãi và nổi mẩn đỏ quanh vùng miệng, cằm.
  • Nướu sưng đỏ và trẻ quấy khóc nhiều hơn do đau nhức khi răng mọc trồi khỏi nướu.
  • Trẻ thường xuyên nhai, gặm và thích cắn mọi vật xung quanh để giảm cảm giác ngứa ngáy ở vùng nướu.
  • Trẻ có tình trạng bú kém, chán ăn hoặc bỏ ăn dặm.
  • Tâm trạng trẻ dễ cáu kỉnh, khó ngủ và hay giật mình khi ngủ do các cảm giác khó chịu ở vùng nướu đang mọc răng.
  • Một số trẻ mọc răng còn có thể bị sốt nhẹ.

IV. Trẻ Mọc Răng Hàm Trên Trước Có Sao Không?

Theo quy luật tự nhiên, hai răng cửa giữa ở hàm dưới của trẻ sẽ mọc lên trước, sau đó mới đến hai răng cửa giữa ở hàm trên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ khi trẻ mọc răng hàm trên trước.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng việc trẻ mọc răng hàm trên trước sẽ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Trẻ vẫn có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng.

Phụ huynh cần có đầy đủ kiến thức để chăm sóc răng miệng của trẻ một cách tốt nhất. Đồng thời, theo dõi các dấu hiệu trong quá trình mọc răng và thay răng của trẻ để đảm bảo ngăn ngừa tối đa các tác động xấu có thể xảy ra cho răng miệng và sự phát triển của trẻ sau này.

V. Vì Sao Trẻ Mọc Răng Không Theo Trình Tự?

Nguyên nhân trẻ mọc răng không theo trình tự có thể là do các yếu tố sau:

  • Di truyền từ người thân trong gia đình. Nếu trước đó, ông bà hay cha mẹ có tình trạng mọc răng sữa ở hàm trên trước, khả năng thế hệ con cháu sau này cũng có gen di truyền tương tự.
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, không cung cấp đủ canxi, vitamin D và các khoáng chất cần thiết cho quá trình mọc răng diễn ra thuận lợi. Điều này cũng có thể làm răng mọc không đúng trình tự.
  • Các yếu tố khác như va chạm mạnh và tổn thương mầm răng, vệ sinh răng lợi kém gây viêm nhiễm nướu răng.

VI. Cần Làm Gì Khi Trẻ Mọc Răng?

Dưới đây là một số biện pháp cha mẹ có thể áp dụng để chăm sóc trẻ trong quá trình mọc răng:

  • Lau sạch nước dãi xung quanh vùng miệng, cằm, cổ cho trẻ thường xuyên để hạn chế nổi mẩn đỏ và ngứa rát.
  • Dùng túi chườm lạnh áp sát ngoài vùng miệng của trẻ để giảm cảm giác đau nhức ở vùng nướu.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trẻ đau nhức nhiều, và sử dụng thuốc giảm đau phù hợp để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh khoang miệng cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày. Dùng khăn gạc mềm nhúng nước ấm để lau sạch vùng nướu và lưỡi của trẻ 2 – 3 lần/ngày, giúp loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm nướu răng.
  • Tránh cho trẻ nhấm tay, ngậm ti giả, đẩy lưỡi, thở miệng,…
  • Trẻ không nên gặm, cắn các vật cứng vì dễ gây tổn thương vùng nướu răng và gây chảy máu, viêm nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và dinh dưỡng khoa học, bổ sung đủ canxi, vitamin D và chất xơ để hỗ trợ quá trình mọc răng diễn ra thuận lợi.
  • Cho trẻ uống đủ nước và chia nhỏ bữa ăn, ưu tiên chế biến các món mềm, loãng để trẻ nhai và nuốt dễ dàng, tránh đau nhức.
  • Định kỳ 6 tháng/lần đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra răng tổng quát, tầm soát các vấn đề bất thường và khắc phục kịp thời, ngăn ngừa tối đa tác hại.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về trẻ mọc răng hàm trên trước, hãy gọi đến nha khoa Đông Nam theo hotline 19007141 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể, miễn phí.

Xem thêm: