5 Gốc axit mạnh thường gặp nhất

Thế nào là gốc axit mạnh?

Thế nào là gốc axit mạnh

Axit là một phân tử hóa học chứa nguyên tử hidro và gốc axit. Khi ta tách nguyên tử hidro ra khỏi phân tử hóa học, ta thu được gốc axit. Ví dụ:

  • Axit Clorua (HCl) khi tách nguyên tử hidro, ta thu được gốc axit Cl-
  • Axit Nitric (HNO3) khi tách nguyên tử hidro, ta thu được gốc axit NO3-
  • Axit Sunfuric (H2SO4) khi tách nguyên tử hidro, ta thu được gốc axit SO42- hoặc H2SO4-

Gốc axit mạnh hay yếu phụ thuộc vào tính mạnh hay yếu của axit chính. Gốc axit mạnh là gốc axit tách từ axit mạnh. Trên thực tế, gốc axit tồn tại ở rất nhiều nơi như nước uống hàng ngày, các loại thực phẩm và các loại hoa quả.

Hướng dẫn cách xác định gốc axit mạnh và yếu

Hướng dẫn cách xác định gốc axit mạnh và yếu

Để xác định gốc axit mạnh và yếu, chúng ta sử dụng cách so sánh tính axit của các axit hoặc so sánh tính axit định lượng của axit. Cách xác định gốc axit mạnh và yếu thực hiện như sau:

Xác định axit mạnh và yếu theo so sánh tính axit của các axit

  • Nguyên tắc chung: Nguyên tử hidro càng linh động, tính axit của gốc axit càng mạnh
  • Các axit có oxi của cùng một nguyên tố: Axit có nhiều oxi tính axit càng mạnh. Ví dụ, HClO < HClO2 < HClO3
  • Axit của nguyên tố cùng chu kỳ: Axit có nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng mạnh, thì axit càng mạnh. Ví dụ, H3PO4 < H2SO4 < HClO4
  • Axit của các nguyên tố trong cùng nhóm A:
    • Axit không có oxi: Các axit có oxi tính axit tăng dần từ trên xuống dưới. Ví dụ, HF < HCl < HBr < HI (do bán kính ion X- tăng)
    • Axit có oxi: Các axit có oxi tính axit tăng dần từ dưới lên trên. Ví dụ, HIO4 < HBrO4 < HClO4 (do độ âm điện của X giảm dần)
  • Axit hữu cơ RCOOH có nguyên tử H được coi không có khả năng đẩy hoặc hút e
    • Nếu gốc R no (đẩy e) làm giảm tính axit, gốc R no càng nhiều nguyên tử C, đẩy e càng mạnh. Ví dụ, HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > n-C4H9COOH
    • Nếu gốc R hút e (gốc R thơm hoặc có halogen, không no…) sẽ tăng tính axit
  • Gốc R chứa nguyên tử halogen:
    • Nguyên tử halogen có độ âm điện càng lớn, tính axit càng mạnh. Ví dụ, CH2FCOOH > CH2ClCOOH > CH2BrCOOH > CH3COOH
    • Gốc R có càng nhiều nguyên tử halogen, tính axit càng mạnh. Ví dụ, Cl3CCOOH > ClCH2COOH > CH3COOH
    • Nguyên tử halogen càng gần nhóm COOH, tính axit càng mạnh. Ví dụ, CH3CH2CHClCOOH > CH3CHClCH2COOH > CH2ClCH2CH2COOH > CH3CH2CH2COOH
  • Độ mạnh yếu của cặp axit/bazơ liên hợp: Tính axit càng yếu, bazơ liên hợp càng mạnh và ngược lại
  • Xét tính mạnh yếu của axit với một phản ứng: Axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trừ một số trường hợp đặc biệt)

Xác định axit mạnh, yếu theo so sánh định lượng axit của các axit

So sánh định lượng tính axit của các axit với axit HX trong nước có cân bằng:

HX ⇔ H+ + X-

Trong đó, KA là hằng số phân li axit và phụ thuộc vào bản chất của axit và nhiệt độ. Giá trị KA càng lớn, tính axit của axit càng mạnh.

Như vậy:

  • Axit yếu phân li một phần thành ion trong nước, axit mạnh phân li hoàn toàn
  • Các axit mạnh bao gồm axit clohydric, axit sunfuric, axit hydrobromic, axit nitric, axit hydroiodic, axit citric, axit percloric. Còn lại là axit yếu
  • Axit yếu duy nhất được tạo thành do phản ứng giữa halogen và hydro là axit flohydric (HF). Trên thực tế, HF là một axit rất mạnh và có tính ăn mòn cao

Gốc axit mạnh có những tính chất điển hình nào?

Gốc axit mạnh có những tính chất điển hình nào?

Các gốc axit mạnh có những tính chất điển hình sau:

  • Đổi màu quỳ tím thành đỏ
  • Phản ứng với muối, bazơ, oxit bazơ, kim loại (axit loãng, kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học)
  • Phản ứng trung hòa: axit + bazo => muối + nước
  • Tác dụng với oxit bazơ tạo muối + nước
  • Tác dụng với muối: Điều kiện phản ứng là sau phản ứng tạo kết tủa hoặc khí bay hơi. Nếu thu được muối tan, axit thu được là axit yếu. Nếu thu được muối không tan, axit thu được là axit mạnh.

5 gốc axit mạnh thường gặp nhất hiện nay

Có nhiều gốc axit mạnh, như (SO4)2-, (NO3)-, ClO4-… Dưới đây là giới thiệu về 5 gốc axit thường gặp nhất hiện nay.

Gốc (SO4)2-

Gốc (SO4)2- (gốc sunfat) của Axit Sunfuric (H2SO4) là một axit vô cơ mạnh được sử dụng rộng rãi. Đây là một loại axit rất nguy hiểm, có khả năng ăn mòn nhiều kim loại như nhôm, sắt… ngay cả khi được pha loãng. Khi pha loãng H2SO4, cần trang bị đủ bảo hộ như tấm bảo vệ, găng tay, quần áo và tạp dề PVC. Thao tác pha loãng cần cho từ từ H2SO4 vào nước và khuấy đều, không làm ngược lại.

Gốc (NO3)-

Gốc axit (NO3)-

Gốc (NO3)- (gốc nitrat) là gốc axit mạnh của axit nitric (HNO3). Đây là một chất độc và có khả năng ăn mòn mạnh, dễ cháy. Loại axit này không màu, nhưng nếu để lâu sẽ tích tụ nitơ thành màu vàng.

Gốc Cl-

Gốc Cl- (clorua) là gốc của axit clohydric (HCl), một axit vô cơ mạnh được tạo ra từ sự hòa tan của khí hydro trong nước. Axit HCL có nồng độ tối đa là 40%, có thể tạo thành dạng đậm đặc và có thể tạo thành dạng sương mù. HCl nguy hiểm và có thể gây ăn mòn mô, tổn thương cơ quan hô hấp, da, mắt, ruột… Khi ở dạng loãng, axit này được sử dụng làm chất tẩy rửa, vệ sinh và lau chùi nhà cửa.

Gốc Br-

Gốc Br- (bromua) là gốc axit của axit bromhidric (HBr). Đây là một axit vô cơ mạnh phổ biến, được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm và là thành phần chủ yếu trong việc sản xuất muối bromide. Axit này có tính ăn mòn, không bắt lửa và tan tốt trong nước, tồn tại dưới dạng chất lỏng trong suốt không màu.

Gốc ClO4-

Gốc ClO4- là gốc axit của axit percloric (HClO4). Axit này thường được sử dụng để điều chế các muối perchlorat. Axit percloric là một axit rất mạnh, chất oxi hóa mạnh, dễ tan trong nước. Trong dung dịch, nó không màu, không mùi và ăn mòn kim loại và mô. Axit percloric được sử dụng để phân hủy các quặng phức tạp, làm chất xúc tác và phân tích khoáng vật.

Giải đáp một số thắc mắc về gốc axit

Các gốc axit đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học. Xác định gốc axit mạnh hay yếu là một thắc mắc phổ biến. Dưới đây là câu trả lời cho một số câu hỏi về các gốc axit:

CO3 là gốc axit mạnh hay yếu?

CO3 là gốc axit mạnh hay yếu?

CO3 được gọi là carbonat là gốc axit yếu, vì có khả năng nhận thêm proton (H+) để tạo thành axit yếu HCO3- (hydrocarbonat), H2CO3 (axit cacbonic) khi kết hợp với cation để tạo thành muối cacbonat. CO3 trong nước có khả năng tạo thành các ion hydroxit và cacbonat, nhưng khối lượng axit đã yếu trong muối cacbonat là khá nhỏ.

NO3 là gốc axit mạnh hay yếu?

NO3 (nitrat) là gốc axit mạnh của axit nitric (HNO3). Đây là axit mạnh thường được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất thuốc nhuộm, tẩy trắng, chất nổ, phân bón và chế biến thủy tinh. HNO3 còn được sử dụng trong nhiều quá trình hóa học khác nhau.

H2SO4 là gốc axit mạnh hay yếu?

H2SO4 (axit sunfuric) là axit mạnh quan trọng nhất, được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp. Nó được sử dụng để sản xuất phân bón, chất chữa cháy, tạp pin và làm sạch kim loại.

Địa chỉ cung cấp axit mạnh HCl trên toàn quốc

Axit mạnh HCl là một chất hóa học nguy hiểm, vì vậy để hạn chế rủi ro và đảm bảo chất lượng, khách hàng nên mua tại các đơn vị cung cấp uy tín. Công ty Cổ phần Đông Á là đơn vị hàng đầu chuyên phân phối các sản phẩm hóa chất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm với giá thành hợp lý và chất lượng, cùng với đầy đủ giấy tờ chứng nhận. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0822 525 525 để nhận được sự tư vấn nhiệt tình 24/7 từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Trên đây là thông tin chi tiết về gốc axit mạnh và giới thiệu về 5 loại gốc axit thường gặp nhất. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích cho các bạn đang tìm kiếm thông tin.