-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
13/03/2019
Tại sao có người bị ung thư, có người lại không?
Viết bởi ReadyQ / 0 bình luận
Cho tôi hỏi bạn câu hỏi này: Tại sao lúc không phải lúc nào cũng bị cháy rừng khi có ai đó ném điếu thuốc đang cháy dở ra khỏi cửa sổ ô tô? Có rất nhiều lý do tại sao một điếu thuốc đang cháy có thể không gây ra một đám cháy rừng.
1. Có lẽ điếu thuốc lá rơi trên lối đi chứ không phải trên cỏ.
2. Có lẽ vừa có một cơn mưa trước đó và cỏ ướt không bắt lửa.
3. Có lẽ cỏ khô, nhưng điếu thuốc đã bị dập tắt trước khi có thể bắt lửa.
4. Có lẽ điếu thuốc lá bắt lửa nhưng mặt cỏ thẫm nước và không thể lan rộng vào rừng.
5. Hoặc có lẽ là đám cháy bùng lên, nhưng sau đó gió thổi quá mạnh đến nỗi làm tắt lửa.
Trong ví dụ điếu thuốc lá cháy dở ở trên, điếu thuốc lá tượng trưng cho một trong nhiều nguy cơ tiềm ẩn của ung thư, như các chất độc, còn đám cháy rừng tượng trưng cho ung thư. Lối đi, có ướt và gió tượng trưng cho các cơ chế kiểm soát bên trong ngăn ngừa ung thư, chẳng hạn như một hệ miễn dịch khỏe mạnh, độ pH cân bằng, và các tế bào được cấp đủ ô-xy.
Giả dụ cùng mức độ tiếp xúc với chất độc trong khoảng thời gian như nhau, một người với hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể không bị các tác động có hại, trong khi một người khác với một hệ miễn dịch bị tổn hại có thể dẫn đến thiếu ô-xy và cuối cùng bị ung thư. Chúng ta thấy bằng chứng về sự thật này ở khắp mọi nơi. Một người trong văn phòng bị cảm lạnh rất nặng. Người ngồi ngay cạnh anh ta không hề sổ mũi. Chắc chắn cả hai tiếp xúc với cùng loại vi sinh vật. Nhưng sự khác biệt là gì? Một người có một hệ miễn dịch khỏe mạnh trong khi người kia thì không.
Một số người có khả năng chống đột biến tế bào, chống tổn thương bởi các độc tố và chất gây ung thư bên ngoài tốt hơn. Có lẽ hệ đệm axit của họ hợp hơn để duy trì cân bằng tự nhiên trong hệ thống pH của cơ thể. Vì vậy, mặc dù nhiều năm tiếp xúc với độc tố bên ngoài, hóa chất, thuốc lá, và có một chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, họ vẫn không bị ung thư, trong khi những người khác tiếp xúc với cùng chất độc đó lại bị ung thư. Ung thư ở người chủ yếu là do các chất ô nhiễm hóa học, thói quen ăn uống tồi tệ và lối sống không lành mạnh, chứ không phải do di truyền. Theo nghiên cứu mới đây của Paul Lichtenstein thuộc Viện Karolinska ở 89.576 cặp song sinh và báo cáo kết quả vào năm 2000 trên tạp chí New England Journal of Medicine. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ngay cả một cặp sinh đôi cũng chỉ có 10% xác suất được chẩn đoán cùng loại ung thư.
Vì vậy, bất kể bản chất di truyền của bạn là gì, bạn có thể làm rất nhiều việc để giảm thiểu nguy cơ ung thư nếu bạn không bị ung thư, và có rất nhiều phác đồ điều trị thành công có thể sử dụng nếu bạn bị ung thư. Hoặc bạn có thể chọn bịt tai bịt mắt và đặt niềm tin mù quáng vào Big Medicine (như nhiều bạn bè của chúng ta).
- Theo TY BOLLINGER trong cuốn sách UNG THƯ – SỰ THẬT, HƯ CẤU, GIAN LẬN VÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỮA LÀNH KHÔNG ĐỘC HẠI -